Trải nghiệm giải pháp quản lý kho hiệu quả
Trang chủThiết bị văn phòngMáy inTổng quan về máy in sticker doanh nghiệp cần biết

Tổng quan về máy in sticker doanh nghiệp cần biết

Trong kinh doanh, sticker đóng vai trò ngày càng quan trọng. Nhờ có nó, các sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng thu hút khách hàng, tạo được sự độc đáo riêng biệt so với các đối thủ trên thị trường và nhiều công dụng khác,…Do đó, việc trang bị một chiếc máy in sticker đã ngày càng trở nên phổ biến. Vậy máy in sticker là gì? Nên chọn mua loại máy in nào phù hợp? Hãy cùng ATALINK giải đáp những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé.


1. Tìm hiểu về máy in sticker

Việc in hình dán sticker đẹp mắt lên trên các sản phẩm là xu hướng hiện nay. Thông thường, bạn sẽ nhìn thấy sticker tại những sự kiện, chương trình quảng bá, … Việc tạo ra những mẫu sticker dán đã tác động rất lớn đến truyền thông. Sticker đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp, thông tin sản phẩm và thương hiệu một cách độc đáo đến khách hàng. 

Từ đó, máy in sticker  trở thành giải pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu in ấn, dán nhãn sản phẩm của nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là một số chia sẻ của ATALINK về máy in sticker đến với các doanh nghiệp.

1.1. Máy in sticker là gì?

Sticker (tên gọi là nhãn dán) là đồ vật trang trí, thường có kích thước nhỏ với nhiều hình dáng và thiết kế bắt mắt. Bên cạnh đó, nhãn dán còn mang đến khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc truyền thông quảng cáo. 

Bạn dễ nhìn thấy sticker được dán lên các vật phẩm như: chai lọ sản phẩm, laptop, tập vở, dán xe máy,…..Những ấn phẩm in nhãn dán với các hình ảnh nhỏ mang theo ý nghĩa khác nhau về từng sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, mặt dưới của sticker sẽ được phủ một lớp keo dán, giúp người sử dụng dễ dàng dán lên bề mặt cần dán.

máy in sticker
Máy in nhãn Epson Colorworks C3510

(Nguồn: https://www.epson.com.vn/)

Máy in sticker (hay còn gọi là máy in nhãn dán) là thiết bị chuyên dụng cho hoạt động in ấn thông tin lên bề mặt của tem nhãn. Với mục đích nhằm hỗ trợ cho quá trình nhận diện sản phẩm, dịch vụ và giúp tối ưu hoạt động kiểm kê hàng hóa trong nhiều lĩnh vực. 

Thông thường, máy in sticker là dòng máy in nhiệt hoạt động thông qua ruy băng để truyền mực lên giấy in. Sự xuất hiện của dòng máy này là giải pháp tuyệt vời giúp các sản phẩm tạo ấn tượng tại các chương trình quảng bá, khuyến mãi.

1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy in sticker

Máy in sticker đã trở thành một thiết bị quen thuộc trong ngành in ấn quảng cáo. Do đó, để nắm rõ cách vận hành máy in một cách hiệu quả, nhanh chóng. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy.

1.2.1. Cấu tạo

Khác với các máy in thông thường, dòng máy sticker có cấu tạo phức tạp hơn nhiều. Một số bộ phận của máy in:

  • Đầu in nhiệt: Đóng vai trò quan trọng trong máy in. Nó là một khối cố định trong đó chứa nhiều điểm nóng gọi là các phần tử in. Trong quá trình in, giấy sẽ di chuyển qua lại đầu in.
  • Mực in chuyển nhiệt: Loại mực có thể chuyển đổi từ dạng rắn sang dạng khí mà không cần hóa lỏng nhờ có lớp film nền. Loại mực này dễ thấm trên bề mặt vật liệu, làm hình ảnh tươi sáng và sống động hơn. 
  • Lớp base film (có 2 mặt): Một mặt của base film sẽ áp vào đầu in để nhận nhiệt lượng từ các phần tử in, còn mặt kia sẽ phủ mực áp sát vào trên giấy in chuyển nhiệt.
  • Tấm giấy in chuyển nhiệt: Loại giấy có bề mặt được tẩm một lớp hóa chất bắt nhiệt, nó là hỗn hợp giữa thuốc nhuộm và Acid Octadecylphosphonic

1.2.2. Nguyên lý hoạt động

Máy in sticker sử dụng phương pháp in truyền nhiệt để tạo ra những hình ảnh có màu sắc đa dạng và bám trên giấy in. Nguyên lý hoạt động của máy bao gồm 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Đưa hình ảnh lên giấy in nhiệt

Trong giai đoạn này, các hạt mực sẽ có hiện tượng thăng hoa khi gặp nhiệt độ và bám lên tấm giấy in chuyển nhiệt. Tiếp theo, giấy in chuyển nhiệt sẽ bị ép với nhiệt độ cao. Thuốc nhuộm sẽ nóng chảy và in hình ảnh lên bề mặt của vật liệu in. Sau đó, mực nguội và những hình ảnh trên giấy cũng khô cứng lại.

Giai đoạn 2: Thực hiện in ép nhiệt hình ảnh từ giấy lên vật liệu cần in

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, bạn cần sử dụng một thiết bị ép nhiệt để giúp chuyển hình ảnh lên vật liệu cần in. Thông thường, khách hàng thường yêu cầu chọn những chất liệu như: gốm sứ, thủy tinh, vải, gỗ, nhựa,…

1.3. Đặc điểm nổi bật của máy in sticker

Khác với dòng máy in thông thường khác, máy in sticker (nhãn dán) có nhiều đặc điểm vượt trội như sau:

    • Thao tác sử dụng đơn giản, nhanh chóng 
    • Cải tiến thuận tiện cho người dùng và hoàn toàn thân thiện với môi trường
    • Người dùng chỉ cần nhập nội dung, hình ảnh, logo vào thì máy sẽ tự động vận hành
    • Bên cạnh đó, một số máy in còn kết nối máy tính hoặc kết nối mạng không dây giúp người dùng thao tác nhanh chóng hơn
    • Tính ứng dụng cao:
  • Công nghệ in truyền nhiệt từ Nhật Bản mà máy in có thể ứng dụng với nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh, buôn bán, thương mại điện tử, truyền thông quảng cáo,…. 
  • Đồng thời, máy có nhiều kích cỡ nên đa dạng được mẫu mã in sticker cho nhiều doanh nghiệp trong ngành in ấn
    • Độ phân giải cao
    • Đầu in của máy in có độ phân giải cao hơn so với dòng máy in khác trên thị trường
    • Chất lượng nhãn dán rõ nét, màu sắc chuẩn và không bị nhòe
    • Máy thường có độ phân giải: 203dpi, 300dpi và 600dpi 
    • Nếu doanh nghiệp chủ yếu in ấn sticker nên chọn máy có độ phân giải cao để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất cho khách hàng
    • In ấn theo yêu cầu: Đáp ứng nhu cầu in ấn sticker với số lượng lớn của khách hàng 
    • Tối ưu chi phí:
  • Máy in có hiệu suất cao và hoàn thành công việc in ấn nhanh chóng
  • Đầu tư vào chiếc máy in sticker sẽ tiết kiệm được tiền bạc, thời gian và công sức cho các công ty in ấn

1.4. Ứng dụng

Máy in sticker với khả năng in ấn đa dạng trên mọi chất liệu nên được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Đối với những công ty làm trong ngành dịch vụ in ấn, máy in sticker giúp họ đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng khi in ấn các ấn phẩm truyền thông.

máy in sticker mini
Máy in nhãn Epson Colorworks C7510G

(Nguồn: https://www.epson.com.vn/)

Dưới đây là một vài ứng dụng của máy in này đem lại, có khả năng in trên:

  • Thủy tinh: In các hình ảnh, chữ, logo lên các vật dụng như đĩa, cốc, ly, chai lọ, bình thủy tinh,….
  • Gốm sứ: In lên những vật dụng chén sứ, bát sứ, đĩa,….
  • In lên đồng phục công ty, mũ, gối, giày,….
  • Bề mặt gỗ: In tranh gỗ, vật dụng gỗ, khung ảnh,…..
  • Trên các vật dụng bằng nhựa: Móc khóa, huy hiệu, vật dụng bằng nhựa, nón bảo hiểm,…
  • In trên gạch men: Gạch tường ốp, ốp sàn,…

2. Tiêu chí lựa chọn mua máy in sticker

2.1. Kích thước cần in

Kích thước sticker rất đa dạng và không theo một quy tắc nhất định. Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của doanh nghiệp mà lựa chọn kích thước in sticker sao phù hợp. 

Một số yếu tố về thông tin sản phẩm, thông điệp, hình ảnh trên sticker cũng quyết định đến kích thước sticker được in ra. Các hình dạng và kích thước phổ biến trong in ấn sticker điển hình như: 100mm x 50mm, 100mm x 80mm, 100mm x 100mm, 4inch x 6inch, 4inch x 1inch, 4inch x 2inch, 4inch x 3inch.

Khi chọn lựa máy in sticker cần xem xét về thông số chiều rộng in tối đa (Maximum Print Width = MPW). Đối với đầu in, độ rộng càng lớn thì in càng được nhiều kích thước sticker khác nhau. Thông thường, máy in sticker có những khổ in như : 1.8 m, 2.5 m, 3.2m và thông dụng nhất là khổ in 1.6m.

2.2. Tốc độ in

Việc in nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tốc độ in (Print Speed) của từng loại máy. Với tốc độ in càng cao thì số lượng sticker được sản xuất trong cùng một thời gian sẽ càng nhiều hơn. Vì vậy, những dòng máy in sticker phải đảm bảo độ phân giải cao để đảm bảo chất lượng và tốc độ in của sticker tốt nhất. 

Về độ phân giải đầu in (Printhead Resolution) của máy càng cao, thì chất lượng của sticker sẽ càng rõ nét, màu sắc đa dạng hơn. Hiện nay các dòng máy in sticker mang đến cho người dùng độ phân giải phổ biến là 203dpi, 300dpi và 600dpi. Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp, mà lựa chọn máy in có tốc độ in và độ phân giải phù hợp.

2.3. Nhà phân phối uy tín

Máy in sticker là một trong những thiết bị cần thiết trong lĩnh vực in ấn các ấn phẩm quảng cáo, in sticker, tem nhãn,…. Tuy nhiên, nhu cầu người dùng càng tăng cao nên có rất nhiều địa điểm phân phối máy in xuất hiện. 

Các doanh nghiệp cần phải chọn lựa những cửa hàng uy tín, chính hãng, chế độ bảo hành tốt nhất. Một số thương hiệu lớn như Epson, Brother, Ricoh,…..

2.4. Giá thành

Hiện nay, máy in sticker dao động với nhiều mức giá từ 3 triệu đến vài chục triệu. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn đúng loại máy in vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng và phù hợp với ngân sách doanh nghiệp đặt ra.

2.5. Chi phí in

Chi phí in sticker phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: khổ in, vật liệu in và kích thước in sticker. Vì vậy, khi mua máy in sticker bạn cần phải xem xét kỹ càng các yếu tố trên để chọn đúng dòng máy phù hợp.

2.6. Tính năng khác của in sticker

Với công nghệ hiện đại ngày nay, những dòng máy in sticker đều có thể hỗ trợ những yêu cầu khác như: in tem nhãn, mã vạch, in decal,… Bởi vì máy có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau rất tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, nếu in ấn trên các chất liệu như nhãn vải, decal, xi bạc thì cần chọn đúng máy in để đạt được màu sắc ưng ý.

3. Máy in sticker có bao nhiêu loại

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy in sticker khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của người dùng. Sau đây là một số dòng máy in được phân loại theo:

3.1. Theo công nghệ in

Máy in sticker trên thị trường hiện nay áp dụng nhiều công nghệ in khác nhau. Nhờ vậy, bạn sẽ có nhiều sự lựa hơn để chọn cho doanh nghiệp của mình một sản phẩm tốt nhất.

3.1.1. Máy in sticker màu

Dòng sản phẩm có khả năng in ấn tem nhãn, mã vạch nhiều màu, thay vì chỉ in có hai màu đơn thuần là đen và trắng. Cũng giống như các thiết bị khác, máy in sticker màu đã trải qua một giai đoạn phát triển để đạt được công nghệ in tiên tiến nhất, phục vụ nhu cầu của người dùng.

Không chỉ sử dụng công nghệ in nhiệt như thông thường, máy in sticker màu đã được áp dụng công nghệ in phun. Cơ chế hoạt động của dòng sản phẩm này là phun các mẫu mực nhỏ lên giấy theo mẫu cụ thể, để tạo ra màu sắc tương đồng.

Bên cạnh công nghệ in phun, còn có công nghệ in laser. Dòng máy in này không ứng dụng cơ học của mực in thông thường. Thay vào đó, nó sử dụng các điện tích để tạo ra mẫu và có được bản in hoàn chỉnh.

Máy in sticker màu là sản phẩm được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu in ấn như: danh mục, tờ rơi, tờ quảng cáo, thiệp, in tem nhãn, mã vạch,….

3.1.2. Máy in sticker nhiệt

Dòng máy này sử dụng công nghệ in nhiệt và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực in ấn. Trong đó, phân loại theo công nghệ in nhiệt, máy in sticker được chia thành 2 loại: máy in nhiệt trực tiếp và máy in nhiệt gián tiếp.

Máy in sticker nhiệt trực tiếp sử dụng đầu in để đốt nóng chất muội than trên tem nhãn cảm nhiệt. Nhờ vậy, sticker được tạo ra không cần dùng đến mực in.

Máy in sticker nhiệt gián tiếp có cơ chế hoạt động khác với máy in nhiệt trực tiếp. Nó sẽ dùng đầu máy in để đốt nóng, làm mực tan chảy và hình ảnh sẽ bám lên tem nhãn. Với cách in ấn này, bạn có thể chủ động trong việc lựa chọn loại mực in và chất liệu in ấn sao cho phù hợp.

3.1.3. Máy in sticker dán

Nói một cách đơn giản, máy in này sẽ tạo ra các hình ảnh và nội dung theo mẫu trên một mặt sticker. Và mặt còn lại được phủ một lớp keo và đế keo dùng để dán chặt vào bề mặt sản phẩm.

Máy in sticker loại này giúp doanh nghiệp dễ dàng làm tem nhãn, logo cho sản phẩm, bao bì dán nhãn,… Đây sẽ là một công cụ hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động Marketing, tạo sự nhận diện thương hiệu hiệu quả đối với khách hàng.

3.2. Theo khổ giấy

Trên thị trường hiện nay, dòng máy in sticker đáp ứng nhiều khổ giấy khác nhau, nhằm để phục vụ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

3.2.1. Máy in sticker mini

Máy in sticker mini là một trong những dòng máy in nhãn nhỏ gọn nhất hiện nay. Với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, người dùng có thể dễ dàng mang đi nhiều nơi, mà vẫn thực hiện thao tác in ấn nhãn dán một cách linh động.

Hãng máy in mini được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường hiện nay phải kể đến đó là Brother. Thương hiệu này, sản xuất ra nhiều dòng máy in sticker mini với nhiều phân khúc giá thành khác nhau. Nhờ vậy, đáp ứng được mục đích và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, bạn có dễ dễ dàng lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều thương hiệu máy in mini khác như: Canon, Epson,…

 Canon MK1500
           Máy in nhãn Canon MK1500

(Nguồn: https://vn.canon/)

3.2.2. Máy in sticker khổ lớn

Máy in sticker khổ lớn là loại máy in kỹ thuật số, được sử dụng để in trên những vật liệu in có kích thước lớn. Cũng giống như những loại máy in khác, máy in khổ lớn sử dụng nguyên lý phun mực trực tiếp lên trên bề mặt. 

máy in sticker
Máy in nhãn Epson SurePress L-4533A Digital

(Nguồn: https://www.epson.com.vn/)

Đối với những doanh nghiệp có nhu cầu in ấn cao, máy in sticker khổ lớn đáp ứng nhu cầu in ấn với số lượng lớn, mà vẫn tiết kiệm thời gian. Khi lựa chọn máy in theo khổ lớn, bạn cần lưu ý đến các thông số kỹ thuật. Nhờ vậy, bạn tận dụng được hết các tính năng của sản phẩm, tiết kiệm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu suất công việc.

3.3. Theo hãng máy in

3.3.1. Máy in sticker Brother

Brother là một thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị trong lĩnh vực in ấn. Các sản phẩm của Brother đều rất đa dạng về chủng loại, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại máy in phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

Một vài ưu điểm của máy in đến từ thương hiệu Brother:

  • Giá thành phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng
  • Khả năng in ấn nhiều loại tem nhãn khác nhau, phù hợp với mọi loại ngành nghề từ các loại thiết bị, hàng hóa, bảng tên,… 
  • Thiết kế nhỏ gọn, có trọng lượng nhẹ, vừa sang trọng, tiện lợi
  • Tốc độ in ấn nhanh chóng với chất lượng in ấn sắc nét
máy in sticker
             Máy in Epson Colorworks C6050P

(Nguồn:https://www.epson.com.vn/)

Nếu doanh nghiệp bạn đang cần đến một chiếc máy in sticker thì các dòng sản phẩm đến từ Brother sẽ là một lựa chọn đáng để cân nhắc.

3.3.2. Máy in sticker Epson

Epson là thương hiệu máy in khá nổi tiếng, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á. Các dòng sản phẩm của thương hiệu này được thiết kế tối ưu về tốc độ, cho phép doanh nghiệp sáng tạo trong việc tạo ra các loại tem nhãn độc đáo. Tất các cả các sản phẩm của Epson đều được ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm mang đến chất lượng in ấn tốt nhất, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các dòng sản phẩm máy in sticker đến từ thương hiệu Epson. Thương hiệu Epson tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau, phù hợp với chi phí doanh nghiệp để bạn có sự lựa chọn tốt nhất.

3.3.3. Máy in sticker Canon

Một thương hiệu máy in sticker khác cũng được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay đó là Canon. Thương hiệu này cũng đã sản xuất ra nhiều dòng máy in nhãn dán với kiểu dáng, mẫu mã và giá thành phù hợp với nhu cầu, mục đích của doanh nghiệp.

Máy in sticker của Canon thường được đánh giá cao về mặt chất lượng, có khả năng in ấn tốt các loại hình ảnh và đồ họa. Nhờ vào việc áp dụng các công nghệ hiện đại, hình ảnh in ra rõ nét và bền màu.

4. Tổng kết

Qua bài viết trên, ATALINK mong rằng bạn đã biết thêm nhiều thông tin của máy in sticker về đặc điểm, công dụng của nó. Từ những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ, bạn có thể chọn được thiết bị in ấn phù hợp cho doanh nghiệp của mình. 

Nếu bạn đang tìm địa chỉ mua hàng uy tín để mua các thiết bị máy in sticker cho văn phòng, ATALINK sẽ là nơi đáng tin cậy cho doanh nghiệp bạn. Sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ATALINK là nơi kết nối hàng nghìn nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị in ấn văn phòng. ATALINK được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thấp nhất và đáp ứng nhu cầu mua sắm tiện lợi nhất cho khách hàng.

Tìm hiểu thêm:

Đánh giá bài viết này
0 / 5

Your page rank:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
MẠNG XÃ HỘI
531Lượt thíchThích
235Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisment -
Bài viết phổ biến
NHÀ CUNG CẤP