Kinh nghiệm mua máy in 3D chất lượng tốt nhất

0
1022
Dòng máy in 3D
Máy in 3D

Bạn đang muốn mua máy in 3D để phục vụ cho nhu cầu sử dụng, tạo ra sản phẩm chất lượng mà vẫn tối ưu ngân sách cho doanh nghiệp. Vậy dựa vào tiêu chí nào để doanh nghiệp chọn máy in 3D phù hợp? ATALINK sẽ chia sẻ cho doanh nghiệp một số kinh nghiệm khi chọn mua máy in 3D qua bài viết dưới đây.


1. Tìm hiểu về máy in 3D từ A – Z

1.1. Máy in 3D là gì?

Máy in 3D là một trong những dòng máy in được sử dụng để in các bản thiết kế đặc biệt. Thiết bị được sản xuất dưới sự hỗ trợ của máy tính để tạo ra các vật thể ba chiều. 

Cũng tương tự với dòng máy in truyền thống, loại máy in 3D có thể nhận dữ liệu kỹ thuật số từ các loại máy tính để truyền dữ liệu đầu vào. Tuy nhiên, thay vì in đầu ra trên giấy, máy in 3D sẽ xây dựng mô hình ba chiều từ vật liệu tùy chỉnh.

1.2. Cấu tạo máy in 3D

Mặc dù mỗi loại máy in 3D đều có đặc điểm khác nhau về kích thước, vật liệu, chức năng nhưng chúng hầu hết có ba thành phần chính. Mỗi bộ phận đảm nhận chức năng riêng và là yếu tố quyết định chất lượng của sản phẩm in.

  • Hệ thống đầu in và hệ thống ép đùn: Nhiệm vụ làm nóng và đùn vật liệu của máy in 3D thông qua một vòi phun để tạo thành chi tiết. Các yếu tố như kích thước vòi phun và tốc độ đùn nhựa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác và tốc độ in của máy.
  • Bàn in và các hệ thống chuyển động tại trục Z: Bàn in là nơi chứa sản phẩm in, đầu in sẽ đùn vật liệu lên bàn in. Trong quá trình in, hệ thống chuyển động trục Z di chuyển bàn in theo từng bước đều nhau, để tạo ra các lớp tạo nên chi tiết in. Độ chính xác của động cơ điều khiển hệ thống chuyển động Z, kiểm soát độ phân giải, chất lượng của chi tiết trong trục Z.
  • Hệ thống chuyển động XY: Giàn in điều khiển trực tiếp các chuyển động X và Y của đầu in. Nó chịu trách nhiệm vẽ từng lớp in 2D theo thiết kế của chi tiết. Độ bền của giàn và chất lượng của động cơ, cảm biến điều khiển cùng với bàn in sẽ quyết định độ chính xác của một bộ phận được in 3D.
máy in 3d
                          Máy in 3D Ultimaker S3

(Nguồn: https://www.dynamism.com/)

1.3. Nguyên lý hoạt động của máy in 3D

Để máy in 3D hoạt động cần phải có hệ thống điều khiển phần mềm. Phần mềm sẽ xử lý thiết kế CAD (tệp STL), rồi chia thành các lớp. Sau khi tính toán sẽ tạo đường chạy đầu in của mỗi lớp in. 

Tại điểm bắt đầu,  bàn in được đặt ở độ cao nhất định và hệ thống chuyển động trục XY di chuyển đầu in theo bản thiết kế. Khi kết thúc một lớp in, hệ trục Z sẽ di chuyển bàn in để máy in tiếp tục in lớp in tiếp theo, đè lên lớp in ban đầu.

Ngoài chất liệu chính là nhựa, máy in 3D còn sử dụng các vật liệu hỗ trợ. Vật liệu hỗ trợ này sẽ được sử dụng khi cần in các khoảng trống, chỗ lồi lõm,… Vật liệu này hoạt động như một giá đỡ, được tự động tạo ra dưới nhiều hình thức khác nhau: vật liệu dễ dàng bóc ra sau khi in, hòa tan trong nước. Sản phẩm in sẽ được nhúng trong bể sau khi in để làm tan chảy. Máy in 3D có vật liệu hỗ trợ sẽ sử dụng một đầu phun khác.

Bản chất của máy in 3D là sẽ làm cho phần được in có xu hướng đẳng hướng ngang. Trong khi vật liệu có tính đồng nhất theo mọi phương. Vật liệu đẳng hướng ngang có hai đặc tính cơ học khác nhau: một trục dọc và một trục vuông góc với nó. Điều này có nghĩa là các bộ phận được in 3D có độ cứng trục XY tốt hơn trục Z. Vì vậy việc xem xét hướng in trong quá trình thiết kế là rất quan trọng.

1.4. Máy in 3D sản xuất ở đâu?

Dựa vào quá trình phát triển của máy in 3D, dòng máy này đã phát triển theo các mốc thời gian như sau:

  • 1980: Tiến sĩ Kodama là cha đẻ của khái niệm 3D – đã phát minh ra công nghệ “Tạo mẫu nhanh”
  • 1986: Nhờ vào sự sáng chế đầu tiên Thiết bị đo thể tích lập thể được trao cho Charles (Chuck) Hull, người thành lập công ty 3D Systems
  • 1988: Máy in 3D đầu tiên trên thế giới SLA – 1 được sản xuất
  • 1992: Bản quyền công nghệ in FDM thuộc về Stratasys
  • 1999: Sử dụng thử nghiệm in 3D nội tạng
  • 2009: FDM hết hạn bảo hộ bản quyền và được nhiều công ty sử dụng rộng rãi

Qua đó ta thấy được, công nghệ in 3D đầu tiên chính là SLA. Trong đó, công nghệ FDM khá phổ biến và rất dễ sử dụng.

1.5. Ứng dụng của máy in 3D

1.5.1. Máy in 3D được ứng dụng trong cuộc sống

      • Trong ngành hàng không vũ trụ:
    • Sản xuất các bộ phận của máy bay, đặc biệt là các bộ phận có hình dạng phức tạp. Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất một số bộ phận đặc biệt cho tàu vũ trụ.
    • Máy in 3D giúp cải thiện hiệu suất. Chẳng hạn như tiết kiệm nhiên liệu bằng cách giảm trọng lượng của các bộ phận từ các vật liệu cao cấp hơn.
      • Trong ngành ô tô: Công ty in 3D Stratasys Israel đã phát triển một máy in 3D lớn được gọi là hệ thống sản xuất 3D với hơn 1000 thành phần. Máy in này đủ lớn để có thể “sản xuất” một chiếc ô tô bằng công nghệ in 3D.
      • Trong ngành sản xuất và tiêu dùng:
    • Sử dụng máy in 3D trong việc tạo mẫu để kiểm tra tính thẩm mỹ và chức năng của sản phẩm trước khi sản xuất hàng loạt
    • Máy in 3D sử dụng các loại vật liệu khác nhau như vật liệu trong suốt, dẻo và cứng để cho ra các mô hình giống thật nhất
    • Các mẫu làm bằng vật liệu bền tốt (ABS, PC và nhựa nhiệt dẻo) được sử dụng công nghệ FDM

Ứng dụng in 3D

      • Trong kiến trúc:
    • Phương pháp xây nhà bằng công nghệ in 3D Contour Crafting hứa hẹn sẽ thay đổi cuộc sống của hàng trăm triệu người sống trong các khu ổ chuột trên thế giới.
    • Chi phí thấp và khả năng xây dựng cực nhanh
      • Trong y học:
    • Máy in 3D giúp sản xuất các mô hình sinh học về bộ phận cơ thể người như xương, răng, tai nhân tạo,… Mô hình điện tử được xây dựng bằng hình ảnh ba chiều hoặc máy quét 3D.
    • Về giải phẫu, mô hình sinh học 3D cho phép bác sĩ phẫu thuật thực hiện phẫu thuật thuận lợi hơn bằng cách hiểu sâu hơn về cơ thể bệnh nhân và các chẩn đoán.
    • Hỗ trợ việc thử nghiệm các phương pháp và công nghệ y tế mới, tăng cường nghiên cứu y học, giảng dạy và đào tạo nhân viên y tế

1.5.2. Máy in 3D được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam đang dần theo xu hướng của thế giới, khi sử dụng in 3D tạo ra nhanh chóng các mẫu trong dây chuyền sản xuất. Mẫu mockup giúp quá trình sản xuất giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng sản phẩm về mọi mặt.

Máy in 3D tạo được mẫu cho phép các kỹ sư thiết kế cầm và tận mắt nhìn thấy sản phẩm mà họ đã thiết kế. Kỹ sư thiết kế sẽ nhìn ra những điểm tốt và chưa tốt trên sản phẩm của mình sau khi in 3D, để từ đó thay đổi thiết kế và sửa khuôn cho phù hợp. 

2. Tiêu chí để chọn mua máy in 3D

2.1. Nhu cầu sử dụng

Đối với nhu cầu sử dụng của máy in thường theo 3 hình thức như: mục đích (chung hay riêng), sử dụng văn phòng thông thường hay sản xuất công nghiệp. Cần xác định rõ nhu cầu sử dụng để lựa chọn máy in 3D phù hợp nhất.

2.2. Khả năng kết nối

Hiện nay các máy in 3D ngoài cổng USB, còn có cổng Ethernet và một số cổng khác. Với cổng Ethernet, máy in 3D được trang bị kết nối wifi có dây hay không dây đều có khả năng tự động kết nối wifi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, máy in 3D cần có phần mềm để khởi chạy.

2.3. Không gian sử dụng

Đối với máy in 3D, ngoài chức năng và công nghệ thì kích thước máy cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý. Tùy vào không gian làm việc và đặt máy mà doanh nghiệp bạn hay đưa ra sự lựa chọn hợp lý.

2.4. Mức giá máy in 3D

Máy in 3D cũng nằm ở nhiều phân khúc giá khác nhau. Từ vài triệu đồng doanh nghiệp đã có thể mua được chiếc máy in 3D để sử dụng trong công việc. Tuy nhiên, với mức giá cao thì máy sẽ cho ra bản in có tỷ lệ chuẩn xác cao hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, in ấn của doanh nghiệp bạn là thông thường hay chuyên môn, sản xuất công nghiệp để lựa chọn máy.

2.5. Thông số

Để chọn được chiếc máy in 3D có giá thành tối ưu nhất, bạn phải biết chất liệu định in là gì, dựa vào đó để chọn thông số sau của máy.

      • Chất lượng bề mặt được in
    • Nếu sản phẩm của bạn yêu cầu bề mặt nhẵn, phẳng thì nên chọn công nghệ SLS, SLA
    • Nếu bề mặt sản phẩm không cần nhẵn có thể chọn công nghệ FDM, FFF. Công nghệ in 3D FDM, FFF thường rẻ hơn SLS / SLA.
      • Kích thước của sản phẩm được in
    • Bạn nên chọn máy in 3D có công suất in càng nhỏ càng tốt
    • Cùng một công nghệ nhưng công suất in lớn hơn bao giờ cũng đắt hơn. Vì vậy bạn nên chú ý đến kích thước sản phẩm tối đa mà mình định in để lựa chọn máy in có công suất in phù hợp. 

3. Các loại máy in 3D tốt nhất hiện nay

Nếu bạn đang tìm kiếm máy in 3D tốt nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu một số thiết bị in 3D hàng đầu cho bạn lựa chọn. Danh sách này bao gồm các máy in 3D nhỏ gọn để sử dụng tại văn phòng, người mới bắt đầu in. Cũng như các máy in 3D chuyên nghiệp có thể tạo ra các bản in 3D khối lượng lớn với giá cả phải chăng.

3.1. Phân loại theo vật liệu

3.1.1. Máy in 3D vải

Nói đến công nghệ in 3D trên vải luôn là một thử thách lớn. Vì in 3D là kỹ thuật in mang lại nhiều loại hiệu ứng đặc biệt, đẹp mắt, thu hút, mang lại hiệu quả tốt. Điều này có nghĩa là khi sử dụng máy in 3D, sản phẩm sẽ dễ đưa ra thị trường với giá tốt và cạnh tranh hơn.

3.1.2. Máy in 3D kim loại

Hệ thống in 3D Metal X là một giải pháp in 3D kim loại an toàn, đáng tin cậy và giá cả phải chăng của Markforged. Bạn có thể đi từ bản thiết kế sang chế tạo kim loại đầy đủ chức năng.

Máy in 3D metal kim loại

Metal X là một máy in 3D kim loại hoàn toàn mới. Đây là loại công nghệ in 3D tổng hợp với vật liệu in là bột kim loại trộn và nhựa. Vật liệu này giúp loại bỏ các rủi ro và an toàn hơn khi in 3D kim loại truyền thống. Ngoài ra, công nghệ in 3D cho phép in các mẫu tổ ong rỗng bên trong để giảm trọng lượng và giá thành sản phẩm.

3.1.3. Máy in 3D nhựa

Máy in 3D FDM xây dựng mô hình in bằng cách kéo các sợi nhựa qua một máy đùn (đầu in 3D) và nấu chảy chúng. Đồng thời, các trục của máy in di chuyển máy đùn này theo yêu cầu của mẫu cần in với 3 chiều (dài – rộng – cao). Khi máy đùn đi đến đâu, nó sẽ đùn nhựa nóng chảy đến đó. Loại nhựa này khi được ép đùn sẽ nguội và đông đặc ngay lập tức, liên kết với nhau để tạo nên thành phẩm.

Vật liệu phổ biến nhất được sử dụng cho máy in 3D với công nghệ in FDM là các sợi nhựa có đường kính 1,75mm hoặc 3mm. Chất liệu để làm nên những sợi nhựa này cũng rất đa dạng, thông dụng nhất là: PLA, TPEG, TPU, TPE, ABS, PEEK,…

3.1.4 Máy in 3D sáp

Máy in 3D chất liệu sáp sử dụng công nghệ in 3D giải pháp MJP (Multi Jet Printing).

Đây là công nghệ in 3D với chất liệu lỏng dạng sáp, chuyên dùng để đúc kim loại. Thường thấy các sản phẩm ở lĩnh vực: nha khoa, trang sức, nữ trang, các tác phẩm nghệ thuật bằng vàng, bạc, đồng,… các sản phẩm cần độ tinh xảo.

In 3D trong nha khoa

Các mẫu sáp được in bằng công nghệ in 3D MJP mềm và mịn, dễ dàng chỉnh sửa thiết kế sau khi in. Với loại máy in 3D sáp bạn sẽ không bị giới hạn về kích thước hình học, đáp ứng các kiểu dáng thiết kế có nhiều họa tiết phức tạp.

3.1.5. Máy in 3D silicon

Theo WACKER, máy in 3D silicone có chức năng giống như một máy in phun. Với cơ chế hoạt động, từng giọt một sẽ được đùn nhanh chóng từ vòi phun vào khu vực in cho đến khi tạo ra một đường mịn.

Máy tính sẽ cung cấp các tọa độ chính xác để tạo ra hình dạng mong muốn. Sau đó, máy in 3D sẽ được chiếu tia UV, làm cho silicone đông lại ngay lập tức. Quá trình được lặp lại cho đến khi tạo nên thành phẩm.

Khi silicone đông đặc sẽ không trở lại trạng thái lỏng. Vì vậy, các mẫu in cuối cùng đều có khả năng chịu nhiệt tốt. Đặc biệt, kích cỡ các giọt nước có cấu trúc cực kỳ mỏng. Chiều rộng của dải silicon chỉ bằng 0.6mm và một nửa chiều dày.

3.1.6. Máy in 3D gỗ

Máy in 3D trên các loại gỗ như: gỗ tự nhiên, gỗ tổng hợp, gỗ ép, ván ép, gỗ công nghiệp. Khi in 3D trên gỗ mang đến ưu điểm nổi bật:

  • Mực in chất lượng cao, không độc hại, không gây ảnh hưởng đến môi trường
  • Màu sắc trung thực, đẹp, rõ ràng
  • Màu mực có độ bám dính cao, không bong tróc, bền màu, chịu được va chạm và trầy xước
  • Tốc độ in cực nhanh, có thể đạt đến 30m2 / giờ
  • In nhiều màu cùng lúc bằng đầu phun, không cần phối màu phức tạp khi phần mềm có khả năng tự động kết xuất màu và chọn màu in phù hợp
  • Kết hợp với đèn UV đông đặc nhanh chóng nên không sợ phai màu và có thể đóng gói sau khi in
  • Hỗ trợ nhiều phần mềm thiết kế đồ họa thông dụng như: Png, pdf, jpg, tiff,…

3.1.7. Máy in 3D dung dịch

Máy in 3D Resin (nhựa lỏng) là thiết bị in sử dụng mực lỏng làm nguyên liệu. Khay in của máy in 3D Resin được phủ một lớp nhựa lỏng. Các tia UV sẽ chiếu trực tiếp qua các tấm phản xạ UV trên khay, đóng rắn chất lỏng thành các mẫu chính xác từng mặt cắt ngang. Sau đó, khay di chuyển trong chất lỏng và máy quét trải đều nhựa lên trên mỗi lớp mới, đèn UV làm cứng nhựa lỏng thành một lớp in mới.

Hai công nghệ chính được sử dụng in 3D Resin là công nghệ in 3D DLP và SLA. Đây là 2 công nghệ cho chất lượng bản in cao, có thể tạo ra nhiều mẫu phức tạp với độ chính xác gần như tuyệt đối. Nhờ đó, các mô hình và chi tiết nhỏ được thực hiện một cách chính xác và đơn giản.

3.2. Phân theo chức năng

Mỗi loại máy in 3D đều có chức năng riêng biệt, nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. ATALINK xin giới thiệu một số loại máy in 3D theo chức năng như sau:

3.2.1. Máy in 3D laser

Máy in 3D laser là dòng máy in ứng dụng tia laser để in lên các vật liệu in. Đây chính là một trong những phương pháp in thông dụng nhất, với khả năng làm việc nhanh chóng, mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Hiện tại, dòng máy này có thể cho ra hơn 200 sản phẩm photo trong cùng 1 lúc. Còn với các bản in màu thì tốc độ sẽ chậm hơn chút, nhưng vẫn đảm bảo hơn 100 bản / phút.

3.2.2. Máy in chuyển nhiệt 3D

Máy in chuyển nhiệt 3D là dòng máy ép truyền nhiệt đa năng vô cùng ưu việt. Đây là dòng sản phẩm giúp tiết kiệm thời gian, công sức và mang lại hiệu suất công việc khá cao. Một số tính năng ưu việt của máy in chuyển nhiệt 3D:

  • Có thể in trên cốc, thủy tinh, pha lê, Acrylic, nhựa, gỗ, kim loại, đá, vải,… làm quà tặng cho người thân, quà tặng chương trình khuyến mãi
  • In trên nhiều vật liệu với các hình dạng và kích thước khác nhau

3.2.3. Máy in 3D màu

Máy in 3D màu có 2 loại dựa trên nguyên lý hoạt động là: in phun và in đùn.

  • Máy in phun sử dụng cụm đầu in phun. Vật liệu in sử dụng là loại nhựa cảm quang ở dạng lỏng với hệ 4 màu cơ bản CMYK: Cyan – xanh lam, Magenta – hồng đậm, Yellow – vàng, Key – đen. Trong quá trình in, máy in phun từng lớp nhựa và đồng thời sử dụng ánh sáng UV để thêu kết chúng lại với nhau.
  • Máy in đùn sử dụng 1 đầu in đùn trộn các sợi vật liệu có màu sắc khác nhau để cho ra vật liệu có màu sắc giống với màu đã được lập trình tương ứng. Ngoài ra có một số máy in sử dụng 2 đầu đùn để trộn các loại vật liệu lại với nhau, tạo ra màu sắc tương ứng.

4. Một số mẫu máy in 3D theo ngành

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy in 3D khác nhau, mỗi dòng được ứng dụng trong từng ngành nghề khác nhau. ATALINK sẽ giúp bạn lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp theo từng ngành nghề, bạn xem chi tiết các mẫu in máy in 3D dưới đây.

4.1. Máy in 3D thức ăn

Máy in 3D ngày nay không chỉ có thể tạo ra những sản phẩm đẹp mắt. Ngoài ra, còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực ẩm thực. 

Máy in thực phẩm 3D hoạt động với cơ chế: Đẩy chất lỏng qua các vòi phun theo từng lớp dựa trên một chương trình máy tính được lập trình sẵn. Máy in thực phẩm 3D có thể tạo ra sô cô la, bánh ngọt, kẹo, mì ống, bánh pizza và thức ăn nhanh khác nhìn rất thật.

4.2. Máy in 3D ốp điện thoại

Máy in 3D ốp điện thoại được coi là giải pháp hữu hiệu nhất. Hiện nay, nhiều đơn vị đã sử dụng máy in UV phẳng để in trên ốp lưng điện thoại. Công nghệ in này mang đến chất lượng sản phẩm siêu bền, chống trầy xước, chống nước và tia UV rất tốt. Đặc biệt dòng máy in UV có thể in được nhiều khổ khác nhau.

4.3. Máy in 3D quần áo

Máy in 3D quần áo là công nghệ in không giới hạn màu, in nguyên khuôn. Và tạo ra hình ảnh cực kỳ chân thực và rõ ràng. Đây là công nghệ in tiên tiến nhất hiện nay và được ứng dụng rộng rãi trong ngành in vải. 

Một số ưu điểm của máy in 3D quần áo:

  • In được tất cả các hình màu: Lựa chọn và in bất kỳ hình ảnh nào bạn thích mà không cần quan tâm đến màu sắc của họa tiết.
  • Không giới hạn mẫu mã: In đa dạng mẫu thiết kế sáng tạo khi sử dụng công nghệ in 3D tràn khuôn.
  • Mực in chìm trong vải không gây khô cứng áo: Giúp áo luôn mềm mại, đặc biệt tuổi thọ của hình in chìm trong vải bền gấp 2 lần so với kỹ thuật in thông thường. Hình in ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường xung quanh.

Hiện nay, có rất nhiều công nghệ in 3D trên áo thun như: In 3D kỹ thuật số, in 3D chuyển nhiệt, in lụa 3D, in decal 3D. Trong đó in áo thun 3D bằng công nghệ in chuyển nhiệt được sử dụng phổ biến nhất và được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi những lý do sau:

  • Chất lượng bản in tốt, sắc nét hơn so với các phương pháp in thủ công theo cách truyền thống
  • In nhiều màu và sống động như thật
  • Tốc độ in nhanh và độ chính xác cao
  • Có thể in tràn, in toàn thân, in 3D
  • Đầu tư máy móc thấp, chi phí in ấn thấp
  • Máy in dễ vận hành, không yêu cầu kỹ thuật cao

4.4. Máy in 3D nha khoa

Dòng máy in 3D được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa có chi phí cao và kích thước khá lớn. Tất cả các dòng máy in này phần lớn đều được sử dụng nhằm tạo ra những mô hình chính xác về răng, miệng của bệnh nhân để hỗ trợ lập kế hoạch điều trị.

Tuy nhiên, khi công nghệ tiếp tục phát triển, máy in 3D sẽ ngày càng nhỏ và rẻ hơn. Hiện nay, có một số máy in 3D được tạo ra đặc biệt dành cho nha sĩ. Và nhờ vậy mà họ tiết kiệm thời gian, tiền bạc bằng cách in các mô hình và hướng dẫn phẫu thuật tại chỗ mà không cần gửi đến phòng thí nghiệm.

4.5. Máy in 3D đồ chơi

Máy in 3D đồ chơi sử dụng ép nhựa để tạo ra các mô hình đồ chơi mới. Nhờ vào điều đó, các doanh nghiệp mới hoặc nhỏ dễ dàng tham gia vào thị trường đồ chơi toàn cầu và mở rộng quy mô kinh doanh của họ.

Ngành công nghiệp đồ chơi được thống trị bởi những tên tuổi lớn như: Lego, Hasbro và Mattel. Đây là những hãng đầu tư mạnh về thiết kế, tạo khuôn, marketing cho hàng trăm mẫu đồ chơi mỗi tháng. Với chi phí hàng chục nghìn USD cho một thiết kế, giá thành sản xuất của một mô hình đồ chơi thường rất cao. 

In 3D đồ chơi cho phép các công ty thử nghiệm và kiểm tra phản ứng của thị trường đối với sản phẩm mới, mà không phải chịu chi phí vận chuyển và lưu trữ số lượng lớn hàng hóa.

5. Một số máy in 3D phổ biến

ATALINK gợi ý cho doanh nghiệp một số máy in 3D phổ biến trên thị trường hiện nay:

5.1. Máy in 3D Arduino

Máy in 3D Arduino có khả năng in được trên tất cả các chất liệu 3D. Sản phẩm được thiết kế với số chân nhiều, có bộ nhớ cao, và đặc biệt được sử dụng để điều khiển các thiết bị robot 3 trục tịnh tiến. Hiện nay, máy in 3D Arduino đang mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như sau:

  • Có thể mở rộng sang các phụ kiện điện tử khác
  • 3 mạch nguồn cho fuser và quạt, mạch xử lý tín hiệu nhiệt điện trở
  • Điều khiển bộ điều nhiệt (được bảo vệ bằng cầu chì tự phục hồi 11A)
  • Có 5 khay cho module điều khiển động cơ bước và có thể tích hợp thẻ nhớ
  • Hiển thị trạng thái hoạt động bằng đèn LED
  • Hỗ trợ lên đến 2 động cơ trục Z trên các máy mà bộ truyền động di chuyển theo 3 trục

5.2. Máy in 3D DIY

 Ender-3 3D DIY
                Máy in Ender-3 3D DIY

(Nguồn: https://www.creality.com/)

Phương pháp DIY được nhiều người đam mê công nghệ, những người có nhu cầu sử dụng máy in 3D yêu thích và lựa chọn. Máy in 3D DIY có những đặc điểm nổi bật: Hoạt động ổn định, độ mượt cao, thiết kế nhỏ gọn, phù hợp cho người mới bắt đầu sử dụng. Đây sẽ là lựa chọn phù hợp cho người dùng với mục đích phục vụ cho việc học, tạo phôi cho sản xuất, phần cứng cho các dự án, in ấn mô hình, trang trí,…

5.3. Máy in 3D FDM

máy in 3d giá rẻ
                 Máy in FDM Prusa i3 MK3S+

(Nguồn: https://www.prusa3d.com/en/)

Máy in 3D FDM là phương pháp được sử dụng khá phổ biến tại nhà sản xuất và người tiêu dùng. Dòng máy này đang cung cấp ra thị trường với 4 dòng chính: Cartesian, Delta, Polar và Cánh tay robot. Đặc điểm cụ thể của từng dòng máy như sau:

  • Máy in 3D Cartesian FDM: Dựa trên hệ tọa độ Descartes trong toán học. Công nghệ này sử dụng hệ tọa độ X-Y-Z để xác định chính xác vị trí và chuyển động của vòi phun. Với dòng máy in này, bản in thường chỉ di chuyển theo trục Z, còn đầu phun hoạt động theo 2 chiều X-Y.
  • Máy in 3D Delta: Dòng sản phẩm mới được phát triển bởi Olier Tolar và Denis Herrmann thuộc Đại học Zurich, Thụy Sĩ. Máy in hoạt động trên mô hình 6 trục, dựa trên công nghệ Delta và sử dụng hệ tọa độ Descartes.
  • Máy in 3D Polar: Bàn in xoay và di chuyển cùng lúc với đầu phun di chuyển lên xuống. Máy in Polar sử dụng 2 động cơ, so với máy in Descartes sử dụng ít nhất 3 động cơ. Trong thời gian dài, máy in 3D Polar tiết kiệm điện hơn và có thể tạo ra mẫu in 3D lớn hơn mà vẫn tiết kiệm không gian.
  • Cánh tay robot: Thường được sử dụng trong lắp ráp máy trên các băng chuyền tự động. Và được sử dụng trong các nhà máy sản xuất lớn về ô tô. 

Mặc dù in 3D đã dần dần ứng dụng cánh tay robot vào quy trình sản xuất nhưng công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển.

5.4. Máy in 3D CoreXY

Máy in 3D coreXY là một máy in nhỏ gọn, tiện lợi và dễ cài đặt. Khung máy in được làm từ nhôm định hình cao cấp phù hợp với môi trường công nghiệp. Toàn bộ khung thân máy in 3D được thiết kế và lắp ráp trên dây chuyền hiện đại đảm bảo độ vững chắc và độ bền cao. 

Khung được cắt và gia công trên dây chuyền CNC, laser,… mang đến vẻ ngoài chắc chắn và tinh tế cho máy in. Các chi tiết này không chỉ đạt chất lượng mà còn mang tính thẩm mỹ cao. 

 Ender-6 CoreXY
           Máy in Ender-6 CoreXY

(Nguồn: https://www.creality.com/)

Hiện nay, dòng máy in 3D coreXY đang được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực cuộc sống như:

  • Lĩnh vực giáo dục: Tạo ra các mô hình 3D sống động giúp việc giảng dạy của giáo viên trực quan hơn, cũng như giúp học sinh dễ tiếp thu kiến ​​thức hơn
  • Chế tạo robot: Tạo khuôn cho các linh kiện của robot một cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí
  • Sản xuất thực phẩm: Giúp tạo hình các thanh kẹo, bánh hay hộp đựng với nhiều hình dáng độc đáo, khác lạ

Ngoài ra, máy in 3D được sử dụng để tạo ra các nhân vật hoạt hình, trò chơi, đồ lưu niệm với hình dạng chính xác và nhanh chóng.

5.5. Máy in 3D SLS

So với các dòng máy in 3D khác trên thị trường, máy in 3D SLS có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn khi cho ra sản phẩm có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt. 

Máy in 3D SLS sử dụng công nghệ thiêu kết laser CO2 chọn lọc, thiêu kết bột nhựa tổng hợp (Glass Fiber Composite Nylon Powder) thành các lớp rắn có mặt cắt ngang. Các mô hình này có chất lượng tốt, tính linh hoạt cao. Cũng giống như các máy in 3D khác, máy in SLS sử dụng tệp thiết kế CAD làm đầu vào.

linh kiện máy in 3d
                          Máy in Sintratec S2 SLS

(Nguồn: https://sintratec.com/)

Một số điểm nổi bật của máy in 3D SLS:

  • Độ chính xác cao, có thể lắp ráp: Phục vụ mảng cơ khí một cách chính xác
  • Chịu được nhiệt độ cao 163 độ C: Phục vụ các sản phẩm cơ khí đúc và sản xuất công nghiệp
  • Chuyên in các sản phẩm dạng lỗ. Có đường dẫn trong và các sản phẩm dạng tổ ong,… dùng cho các sản phẩm đúc
  • Sản phẩm chịu mài mòn, chịu lực: Do chất liệu in là Nylon Composite sợi thủy tinh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn mềm dẻo và đàn hồi

5.6. Máy in 3D Flashforge

Máy in 3D Flashforge là dòng máy in 3D giá rẻ với nhiều tính năng hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân hoặc đơn vị thiết kế nhỏ. Đặc biệt, dòng FlashForge Creator X chạy trên 2 đầu đùn kép, cho phép in đồng thời 2 chất liệu (màu) khác nhau trên cùng một sản phẩm in 3D.

 Flashforge Creator 4
           Máy in Flashforge Creator 4

(Nguồn: https://www.flashforge.com/)

Hiện tại, Flashforge Creator (kép) – khung gỗ còn cho ra mắt phiên bản cải tiến với tên gọi Creator X – khung kim loại. Về cơ bản, cấu trúc, các thành phần máy in 3D và phần mềm điều khiển của chúng giống hệt nhau.

5.7. Máy in 3D Formlabs

Formlabs có trụ sở chính tại Boston Hoa Kỳ với các văn phòng tại Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hungary và Bắc Carolina. Các sản phẩm của Formlabs bao gồm máy in 3D Mẫu 3, Mẫu 3B và Mẫu 3L sử dụng công nghệ in 3D Stereolithography (LFS)™. 

Formlabs phát triển vật liệu nhựa hiệu suất cao. Phần mềm in 3D PreForm có bảng điều khiển hỗ trợ giám sát hoạt động của hàng trăm máy in 3D.

mua máy in 3d
                                 Máy in Formlabs 3L

(Nguồn: https://formlabs.com/)

5.8. Máy in 3D Anycubic

Máy in 3D Anycubic thuộc vào dòng sản phẩm máy rất dễ lắp ráp, căn chỉnh nhanh. Các bộ phận mỗi khi hư hỏng đều có thể dễ dàng thay thế. Máy sở hữu hệ thống khung kim loại cứng với độ chắc chắn cao. 

Không chỉ vậy, quy trình lắp ráp máy in 3D Anycubic cũng vô cùng đơn giản. Vì vậy, bạn sẽ không tốn nhiều chi phí và công sức khi vận chuyển máy từ nơi này đến nơi khác.

Anycubic Photon Mono X
            Máy in Anycubic Photon Mono X

(Nguồn: https://www.anycubic.com/)

Máy sở hữu tốc độ in 20 – 100 mm/s với nhiều loại chất liệu in từ nhựa PLA đến ABS, HIPS và in trên gỗ. Máy sử dụng công nghệ in là FDM. Ngoài ra, máy in Anycubic có thể tự động khởi động lại và tiếp tục quá trình in khi gặp sự cố bị gián đoạn.

6. Tổng kết

Qua những thông tin chia sẻ trên đây, chắc chắn bạn đã nắm bắt khá chi tiết về các loại máy in 3D. Đặc biệt, với mỗi dòng máy sẽ phù hợp với mỗi nhu cầu và mô hình doanh nghiệp khác nhau. Doanh nghiệp bạn hãy tìm hiểu kỹ trước khi chọn mua nhé!

Quý doanh nghiệp cần tìm mua các thiết bị văn phòng như: máy in, máy scan, máy fax,… hay tham khảo ngay tại Sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ATALINK. ATALINK là nơi kết nối khách hàng doanh nghiệp với các nhà cung cấp uy tín hàng đầu trong lĩnh vực này. Với cam kết bán hàng chính hãng 100%, chúng tôi chắc chắn sẽ không làm Quý khách hàng thất vọng.

Các bài viết gợi ý: