Review chi tiết kinh nghiệm mua máy in Canon 2900 từ A – Z

0
2499
Chia sẻ chi tiết kinh nghiệm mua máy in Canon 2900 từ A – Z
Máy in Canon 2900

Với sự thay đổi và phát triển của xã hội hiện nay, việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào cuộc sống là điều hết sức cần thiết. Trong doanh nghiệp cũng như thế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc máy fax, máy in, các vật dụng văn phòng thông minh và tiện ích. Thế hệ máy in Canon 2900 cũng là một trong những dòng máy được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Vậy khi mua máy in Canon chúng ta cần lưu ý những gì? Cùng ATALINK theo dõi bài viết dưới đây để bỏ túi ngay những bí quyết khi chọn mua nhé!


1. Review về máy in Canon 2900

1.1. Máy in Canon 2900 là gì?

Máy in Canon 2900 là một thiết bị in laser đen trắng đến từ thương hiệu Canon của Nhật Bản. Tuy thời gian thiết bị có mặt trên thị trường khá lâu, thế nhưng dòng máy Canon 2900 vẫn luôn được lòng người tiêu dùng các doanh nghiệp lớn nhỏ rất ưa chuộng. Thậm chí, máy in Canon 2900 còn được nhiều văn phòng và doanh nghiệp ưu ái như một chiếc máy in thần thánh. Chính vì thế mà sản phẩm này luôn trong tình trạng cháy hàng và được tìm mua rất nhiều.

1.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động

Nói về cấu tạo chi tiết và nguyên lý hoạt động của máy in Canon 2900, ATALINK xin liệt kê cụ thể như sau:

1.2.1. Hộp mực trong máy in Canon 2900

Canon 2900 là máy in sử dụng hộp mực 303. Hộp mực này cũng tương đồng với loại mực 12A của HP. Hộp mực 303 có thể đạt số trang in tối đa ~2.500 trang, với thể tích chứa mực lớn, dễ dàng thay thế khi hỏng. Chỉ bằng thao tác đơn giản là mở cửa máy lấy hộp mực cũ ra và đặt hộp mực mới vào là xong.

1.2.2. Cụm sấy trong máy in Canon 2900

Cấu tạo của cụm sấy bao gồm các linh kiện chính như: cảm biến nhiệt, lụa sấy, thanh nhiệt, lô ép, sensor. Đây là nơi tạo ra nhiệt độ và nung chín mực, sau đó là đẩy giấy ra ngoài.

1.2.3. Bộ cao áp tách và kéo giấy trong máy in Canon 2900

Khi máy in hoạt động thì bộ kéo giấy của máy sẽ tiến hành đẩy giấy lên. Sau đó, giấy sẽ đi qua các bộ phận như cụm sấy, hộp mực rồi đưa ra ngoài. Bộ kéo giấy này có cấu tạo gồm các bánh răng và lô cuốn.

Còn bộ cao áp tách trong máy in Canon 2900 có tác dụng chuyển mực sang giấy trắng. Tiếp theo, để giấy dễ dàng di chuyển sang phần phía sau, nó sẽ thực hiện tách giấy ra khỏi bề mặt trống.

1.2.4. Main nguồn trong máy in Canon 2900

Bên trái của máy in chính là vị trí của main nguồn. Bộ phận này có tác dụng cấp nguồn làm cho toàn bộ máy in hoạt động. Main nguồn của máy Canon 2900 có các điện áp lớn cấp cho máy với nhiều mức điện áp khác nhau như: cấp cho cao áp tách, cấp cho hộp mực, cấp cho cụm sấy.

1.2.5. Hộp Laser và ECU máy in Canon 2900

ECU là một mạch điện nhỏ. Vị trí của nó là nằm phía trên hộp laser và hoạt động như một mạch giao tiếp giúp điều khiển động cơ của máy. Còn hộp Laser thì có tác dụng chiếu vào bề mặt trống bởi các tín hiệu tia laser. Nhờ tia này mà các nét chữ được hình thành. Phía bên trong hộp Laser bao gồm: motor đa giác, gương phản chiếu, súng laser.

1.2.6. Main điều khiển (Card Formatter) máy in Canon 2900

Card Formatter nằm bên phải máy in. Chúng có nhiều tên gọi khác nhau như: main chính, card formatter, main xử lý,… Vì đây là bộ phận trung tâm xử lý hệ thống nên main điều khiển này rất quan trọng. Nếu chúng bị hỏng thì số tiền chúng ta phải bỏ ra để thay thế và sửa chữa là rất lớn.

1.3. Máy in Canon 2900 có tốt không?

Khi lựa chọn mua một thương hiệu máy in nào đó, doanh nghiệp nào cũng sẽ thắc mắc chúng có thật sự tốt không? Vậy hãy cùng ATALINK kiểm tra xem dòng máy in Canon 2900 này sử dụng tốt như thế nào nhé!

máy in Canon 2900
Máy in Canon 2900 Laser Shot

(Nguồn: https://vn.canon/)

1.3.1. Về thiết kế

Máy Canon 2900 có thiết kế màu trắng hiện đại và trên phần thân máy được trang bị bảng điều khiển. Nhờ vậy mà người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh máy. Máy in Canon 2900 khá nhẹ, trọng lượng chỉ 5,7 kg rất dễ dàng di chuyển. Thiết kế máy cũng khá nhỏ gọn với kích thước chỉ 370 x 251 x 217mm. Với kích thước nhỏ gọn, sản phẩm không hề chiếm quá nhiều diện tích trong văn phòng của bạn. Bạn có thể đặt sản phẩm này trên bàn một cách tiện lợi mà không lo mặt bàn bị chiếm nhiều diện tích hay không thoải mái.

1.3.2. Về tốc độ in

Dòng máy in này có tốc độ in ấn tượng và có thể in 12 tờ giấy A4 chỉ trong một phút. Bạn chỉ phải đợi 9.3s để nhận được tài liệu đầu tiên của mình.

1.3.3. Về chất lượng in

Không chỉ có tốc độ in nhanh mà chất lượng bản in cũng sẽ làm cho bạn hài lòng. Máy in Canon 2900 có độ phân giải tối đa là 2400 x 600DPI, mực in rõ ràng, sắc nét từng chi tiết. Sản phẩm cũng sử dụng công nghệ làm mịn AIR mới nhất. Công nghệ này giúp văn bản in không bị nhòe hoặc lem nhem. Bản in đúng với bản gốc và không để lại vết đen khi in vội.

1.3.4. Về khả năng kết nối

Sản phẩm này phù hợp với Windows 10 và nhiều hệ điều hành khác. Máy có thể kết nối qua cổng USB và nhận thông tin rất tốt để in ấn dễ dàng. Tuy nhiên, dòng máy in này lại không thể kết nối với mạng Wi-Fi.

1.3.5. Về độ bền

Máy in Canon 2900 có tuổi thọ cao. Trong quá trình sử dụng, máy ít khi xảy ra trục trặc hư hỏng bất thường. Rất hiếm khi xảy ra sự cố kẹt giấy hoặc không in được. Bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi sở hữu sản phẩm này đấy!

1.3.6. Về khay nạp giấy

Khay tiếp giấy của máy in này rất dễ sử dụng. Khay này có thể chứa đến 150 tờ giấy. Ngoài ra, còn có một khay giấy cho các tài liệu in có thể chứa 100 tờ. Khi đó, việc in ấn tài liệu sẽ luôn trơn tru và hoạt động liên tục mặc dù có nhiều tài liệu được in cùng lúc.

1.3.7. Về hộp chứa màu mực in

Hộp chứa này của thiết bị này rất lớn, chúng có thể sử dụng để in cho hơn 2000 tờ giấy A4. Nhờ vậy mà chúng ta không cần phải theo dõi và thay hộp mực thường xuyên, tiết kiệm thời gian và chi phí mực in.

1.4. Ưu & nhược điểm máy in Canon 2900

1.4.1. Ưu điểm máy in Canon 2900

Sở dĩ, dòng máy in Canon lại được nhiều văn phòng và doanh nghiệp lựa chọn là nhờ những ưu điểm vượt trội như:

  • Là dòng máy in laser đen trắng sử dụng khá bền và hoạt động tương đối ổn định
  • Giá thành phải chăng, hộp mực lớn nên in được lâu và không kén mực, giá đổ mực rẻ
  • Bản in đậm nét, mực in ra đều, dễ điều chỉnh
  • Dễ dàng thay thế linh kiện với giá thành rẻ, không bản quyền, nhiều hàng
  • Tốc độ khởi động máy in nhanh, không mất nhiều thời gian trong lúc chờ in trang đầu tiên

1.4.2. Nhược điểm máy in Canon 2900

Bên cạnh những điểm ưu việt nêu trên thì dòng máy in Canon 2900 vẫn còn mắc phải một vài nhược điểm như:

  • Không hỗ trợ in 2 mặt
  • Máy chỉ hỗ trợ người dùng cổng USB 2.0
  • Bất tiện khi chỉ sử dụng đĩa CD vì giao diện cài đặt driver chưa được nâng cấp. Với máy Canon này chỉ sử dụng driver GDI. Tức là người dùng sẽ dùng máy tính sử dụng xong lệnh in rồi nén lại chuyển qua máy in. Chính vì thế mà khả năng bị lỗi driver là rất lớn, nhất là khi máy bị virus.

1.5. Nhu cầu và ứng dụng

Máy in Canon 2900 được tích hợp nhiều chức năng thông minh giúp giải quyết công việc linh hoạt, nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao. Máy in Canon 2900 có thể in ấn, sao chép, quét và tạo bản sao lưu của tất cả các tài liệu và giấy tờ ép như chứng minh thư hay thẻ sinh viên in được với số lượng lớn. Ngoài ra, chúng còn tích hợp thêm chức năng fax giúp việc tải tài liệu trở nên thuận tiện hơn, giúp công việc của người dùng đạt hiệu quả cao hơn.

Máy in Canon 2900 được sử dụng trong văn phòng, công ty, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc, giải quyết nhanh chóng việc in ấn tài liệu. Tác dụng của máy in trong thời đại kỹ thuật số thì không ai có thể phủ nhận rằng chúng có tính ứng dụng cao và tiết kiệm cả thời gian lẫn công sức.

Máy in Canon 2900 có thể dễ dàng quan sát quá trình vận hành và hoạt động. Cho nên, người dùng sẽ lựa chọn được số lượng in phù hợp. Quá trình in đơn giản, dễ sử dụng, nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu của người dùng một cách tối đa.

2. Cách cài đặt máy in Canon 2900

2.1. Cài đặt máy in Canon 2900 cho Win 10, Win 7, Win 8

2.1.1. Cài đặt máy in Canon 2900 cho Win 8 và Win 10

Bước 1: Kết nối máy in với máy tính

Điều đầu tiên bạn cần làm là kết nối cáp máy in với máy tính của bạn. Máy in Canon 2900 có một cổng kết nối ở bên cạnh. Bạn có thể thấy biểu tượng kết nối trên vỏ cáp hoặc bên hông của thiết bị.

Bước 2: Tải driver máy in

Để kết nối máy tính và máy in, hoặc sử dụng máy tính để điều khiển máy in, bạn cần có chương trình điều khiển Canon 2900 chuyên dụng. Bạn cần kiểm tra cài đặt máy tính của mình để tìm driver cho máy in chính xác. Để chắc chắn driver đúng với máy, bạn có thể tải xuống và cài đặt tại đây.

Bước 3: Cài đặt driver cho máy in Canon 2900

Để cài đặt driver cho máy in Canon, chúng ta cần làm theo các bước sau đây:

  • Mở file giải nén, chúng ta sẽ thấy hai thư mục “Manuals” và “x64” (hoặc 32bit)
  • Click chọn và thực hiện mở thư mục “x64” (hoặc 32bit)
  • Click chuột phải chọn “Open” hoặc click đúp vào file “Setup.exp”
  • Khi ô cửa sổ cài đặt driver máy in Canon 2900 xuất hiện thì nhấn vào “Next”
  • Để đồng ý và cam kết sử dụng phần mềm, nhấn “Yes”
  • Phần mềm sẽ đưa ra 2 sự lựa chọn, nếu bạn vừa mới lắp đặt máy in và chưa kết nối nó với máy tính, hãy chọn “Add Printers and Update Existing Drivers”
  • Để nó có thể kết nối với máy tính chọn cổng giao tiếp USB cho máy in của bạn
  • Tiếp tục nhấn “Next”, phần mềm sẽ hiển thị ra cho bạn xem danh sách những mục nó sẽ cài đặt
  • Để bắt đầu quá trình cài đặt, click vào “Start”
  • Khi phần mềm chạy xong, hãy chọn khởi động lại máy tính (việc bắt buộc)

Bước 4: Kiểm tra và cài đặt mặc định cho máy

  • Đầu tiên bạn hãy mở “Control Panel”
  • Bạn click vào dòng “View Devices and Printers” ở mục “Hardware and Sound”
  • Nếu đã cài đặt thành công, bạn sẽ nhìn thấy tên máy in
  • Bạn sẽ thấy hiện cài đặt mặc định cho máy khi click chuột vào biểu tượng máy in
  • Chọn “Set As Default Printer” rồi sau đó lựa tên phần mềm driver điều khiển cho máy in
  • Máy in mặc định sẽ xuất hiện cho chúng ta thấy dấu [V] hình tròn màu xanh trên biểu tượng
  • Khi bạn muốn in ấn văn bản, máy in mặc định sẽ là lựa chọn đầu tiên luôn xuất hiện

2.1.2. Cài đặt máy in Canon 2900 cho Win 7

Bước 1 và Bước 2: Tương tự với cách cài đặt máy in Canon 2900 cho Win 10

Bước 3: Cài đặt driver cho máy in. Ở bước này, bạn chỉ cần bật file “Driver” của Canon 2900 rồi chọn “Run” -> “Next” tới cho tới khi phần mềm bắt đầu cài đặt.

Bước 4: Chọn “Finish” sau khi chờ thanh cài đặt chạy xong hết. Lưu ý, hãy kiểm tra xem dây in được gắn vào máy hay chưa nếu bạn không thực hiện được bước này.

Bước 5: Chọn “Next” hoặc “Continue”

Bước 6 : Sau khi hoàn thành các bước ở trên, bạn hãy chọn “Finish”. Sau đó Restart lại máy

Bước 7: Vào “Setting” -> chọn “Control Panel” -> chọn “Printer” -> Chọn chuột phải máy in Canon 2900. Cuối cùng là click vào dòng “Set As Default Printer”.

2.2. Kiểm tra hoạt động của máy in

Để kiểm tra cách thức hoạt động của máy in, ATALINK xin chia sẻ 2 cách sau đây:

Cách 1: In thử bằng Printer Test

  • Bạn click chuột phải vào biểu tượng máy trong giao diện “Devices and Printers”
  • Tiếp theo, bạn chọn “Printer Properties” rồi hãy chọn driver muốn in thử
  • Khi ô cửa sổ “Properties” của máy in xuất hiện, chọn “Printer Test Page”
  • Lệnh in sẽ được thực hiện nhanh chóng trong vài giây

Cách 2: In thử bằng Word

  • Chuẩn bị văn bản, tài liệu cần in
  • Trên thanh Ribbon, vào File
  • Trong ribbon File, chọn Print
  • Sau khi giao diện Print của Word hiện ra, bạn cần thực hiện những việc sau:
  • Kiểm tra lại font chữ, vị trí đoạn văn bản, căn chỉnh lề,…của tài liệu cần in
  • Ghi số trang in hoặc nếu chỉ định test tài liệu có 1 trang thì bạn không cần ghi
  • Chọn số bản in
  • Để bắt đầu, hãy click vào biểu tượng Print. Lệnh in sẽ được thực hiện chỉ ngay sau vài giây nhanh chóng

3. Cách đổ mực máy in Canon 2900 chi tiết

3.1. Cấu tạo hộp mực máy in Canon 2900

Hộp mực trong máy in gồm có 2 phần riêng biệt là:

  • Phần chứa mực in: bao gồm nhiều bộ phận như nắp bình mực, gạt nhỏ, bình chứa mực, bạc trục từ trục từ và cụm bánh răng
  • Phần chứa mực thải: bao gồm nhiều bộ phận như chỗ chứa mực thải, gạt to, trục cao áp (trục cao su, trục sạc), trống

Ngoài ra, hộp mực của máy còn có một số bộ phận khác cũng khá quan trọng như: chốt hộp mực và lò xo kéo.

3.2. Các công cụ cần chuẩn bị trước

Trước khi phát hiện máy in của mình bị hết mực, có một số dụng cụ mà bạn nên chuẩn bị để tự thay mực máy in mà không cần gọi kỹ thuật viên để tiết kiệm nhiều thời gian và khắc phục một cách nhanh chóng.

Khi tiến hành đổ mực cho máy in Canon 2900 thì chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như:

  • Để tháo các phần của hộp mực máy in nên cần một chiếc kìm nhỏ và gọn
  • Để tháo ốc trên máy in, chúng ta cần đến một chiếc tua vít hai cạnh nhỏ và dài. Nếu không có tua vít, chúng ta cũng có thể dùng lan hoa của xe máy được mài dẹp 1 đầu thay thế.
  • Một tua vít 4 cạnh
  • Một lọ mực in chuyên dụng loại 130g – 140g cho máy in laser trắng đen có kèm theo nắp đổ mực
  • Một chiếc phễu dùng để đổ mực in
  • Giấy lau và một chiếc chổi sơn

3.3. Quy trình hướng dẫn đổ mực máy in Canon 2900

Bước 1: Cách tháo hộp mực máy in Canon

  • Đầu tiên, chúng ta dùng tua vít 4 cạnh để nới lỏng 2 ốc vít ra khỏi bánh răng trống. Hãy chắc chắn rằng bạn đã xem xét cẩn thận đối với những hộp mực chưa đổ lần nào, có một con tem trên đầu của hộp mực chưa được nạp. Sau khi nới lỏng vít thì tháo ốp ở phần đầu trống.
  • Sau đó dùng tay kéo nhẹ nắp, bạn sẽ thấy một cái chốt nhỏ bằng inox màu trắng. Ở đầu còn lại cũng có một chiếc ghim tương tự. Lúc này, bạn dùng kìm nhọn để rút 2 chốt này ra. Còn muốn đổ mực vào hộp lần đầu tiên, bạn phải làm theo bước 3 dưới đây.
  • Đối với những hộp mực được đổ lần đầu tiên, thì chốt này rất cứng và khó tháo. Vì vậy bạn phải thực hiện các bước nhỏ như sau: Nới lỏng ốc hai đầu trống -> tháo tấm đậy -> tháo trống -> tháo trục cao su -> đẩy chốt từ bên trong ra bằng tua vít nhọn. Sau khi bạn đẩy chốt, việc kéo ra sẽ dễ dàng hơn nhiều. Cuối cùng là chúng ta sẽ tiếp tục chuyển sang thực hiện giống như bước 2.

Bước 2: Cách bơm mực máy in Canon 2900

Ở bước này, chúng ta sẽ chia ra 2 giai đoạn để thực hiện khi muốn bơm mực cho máy in, cụ thể như:

  • Đổ mực thải đi

Một số mực bị dư đọng lại khi bạn sử dụng máy in. Phần mực đọng lại này là do cần gạt, gạt từ trống tác động trong quá trình máy hoạt động. Theo thời gian, phần mực thừa này sẽ lấp đầy khay mực. Vì vậy, chúng ta cần phải đổ phần mực này đi. Lưu ý: Phần mực thừa này thường bị lẫn với chất thải và xơ giấy. Do đó, chúng ta không được sử dụng lại loại mực này vì có thể làm hỏng máy in. Lần lượt thực hiện các bước sau: Tháo trống -> tháo trục cao su -> tháo 2 con ốc vít ra khỏi gạt lớn máy in -> Xả hết mực dư và lắp mọi thứ vào lại.

  • Đổ mực mới vào hộp mực

Đầu tiên bạn tiến hành tháo trục từ và tháo gạt nhỏ chứa mực để kiểm tra tình trạng linh kiện và vệ sinh. Nếu bạn cho rằng những linh kiện này đã quá cũ, hãy thay thế chúng bằng những linh kiện mới. Sau khi làm sạch các linh kiện này, hãy lắp chúng vào vị trí cũ và tiếp tục thêm mực mới. Lưu ý rằng máy in Canon 2900 sử dụng mực in laser từ tính. Trước khi đổ mực, bạn cần lắc đều mực. Sau đó, hãy mở nắp và gắn phễu cho mực vào. Sau đó mở tiếp phần ốp của bộ phận chứa mực trên hộp rồi mở nắp mực ra, lúc này bạn có thể cho mực vào và lắp lại như cũ.

Bước 3: Cách chỉnh mực máy in Canon 2900

ATALINK xin chia sẻ với bạn hai cách để điều chỉnh mật độ mực cho máy in, đó là: điều chỉnh cho từng tài liệu, văn bản cần in và điều chỉnh mặc định cho tất cả các hình ảnh và văn bản. Tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng mà bạn có thể chọn cách chỉnh đậm nhạt sao cho phù hợp.

    • Cách chỉnh đậm nhạt cho từng tài liệu, văn bản:
  • Mở tài liệu, văn bản cần in lên. Nhấn tổ hợp phím “Ctrl+P” hoặc vào “File” chọn “Print” để mở trình điều khiển máy in. Tiếp theo, hãy chọn tên máy in Canon 2900 và nhấn vào “Preferences” hoặc “Properties”. Lúc này, hộp thoại “Printer Properties” sẽ xuất hiện. Tiếp tục chọn “Quality” và nhấn lệnh “Details”.
  • Khi đó, hộp thoại “Detailed Settings” hiện ra. Nếu muốn tăng độ đậm, bạn chỉ cần dùng chuột kéo qua phần “Dark”. Hoặc để giảm độ đậm của mực in thì kéo qua phần “Light” sau đó nhấn “OK” và in.
    • Cách chỉnh đậm nhạt mặc định cho máy in:

Cũng tương tự như cách chỉnh đậm nhạt cho từng tài liệu, văn bản. Ở bước 1, chúng ta chỉ cần mở trình điều khiển máy in chung của Windows. Đối với Win 7, bạn nhấn “Start” và chọn “Devices and Printer”. Còn đối với Win 8 và Win 10 thì vào “Search” gõ chọn “Devices and Printer”. Khi “Devices and Printer” hiện ra, hãy click chuột phải và chọn “Printing Preferences”. Sau cùng, để chỉnh mặc định độ đậm nhạt cho máy in thì tiếp tục thực hiện như bước 2 của phần chỉnh đậm nhạt cho từng tài liệu, văn bản.

Bước 4: Cách vệ sinh hộp mực máy in Canon 2900

  • Chuẩn bị vật liệu

Để thực hiện vệ sinh trong máy in, chung ta cần đến những vật liệu cần thiết bao gồm: bàn chải nhỏ, dung dịch vệ sinh, khăn lau mềm và một số dụng cụ hỗ trợ khác như kìm, tua vít, kìm,…

  • Tháo lắp bộ phận hộp mực của thiết bị
  • Cần đảm bảo máy đã được làm nguội và ngừng hoạt động trước khi thực hiện tháo lắp. Nếu không có thể gây nguy hiểm cho người thực hiện và không đảm bảo lúc vệ sinh, gây ảnh hưởng đến các bộ phận của máy.
  • Tiếp theo, bạn hãy tháo lắp các bộ phận của hộp mực, tách rời khay mực, khay giấy, drum cùng nhiều bộ phận khác. Sau đó, hãy đặt chúng ở nơi sạch sẽ, khô ráo.
  • Hãy lưu ý rằng bạn có thể cẩn thận khi tháo rời bộ drum trong quá trình triển khai. Vì dù chỉ một vết xước nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng bản in so với trước đây và ảnh hưởng đến công việc. Một mẹo nữa là bạn nên đeo găng tay cao su để tránh để lại dấu vân tay trên trục lăn. Bạn nên dùng nhíp để gắp các bộ phận nhỏ và không dùng lực để cạy chúng.
  • Vệ sinh từng linh kiện

Sau khi tháo rời, hãy làm sạch tất cả các bộ phận bằng vải mềm. Nếu những linh kiện hoặc khu vực quá nhỏ, bạn sẽ cần bàn chải để làm sạch chúng. Đặc biệt, chỉ sử dụng một miếng vải trên drum để làm sạch nhẹ nhàng, tránh gây trầy xước. Sau đó là làm sạch bộ phận gạt mực vì đây là vị trí bám rất nhiều mực khô. Vì vậy, cần loại bỏ hoàn toàn để không làm ảnh hưởng đến cách vận hành sau này.

  • Lắp đặt trở lại vào máy

Sau khi loại bỏ các vết bám bụi khỏi những bộ phận, hãy lắp ráp lại các linh kiện vào vị trí ban đầu và lắp chúng vào máy. Lúc này, bạn không nên cắm điện ngay mà hãy chờ một lúc cho các bộ phận khô hoàn toàn trước khi sử dụng.

  • Kiểm tra thành quả

Để biết cách vệ sinh hộp mực máy in Canon 2900 hiệu quả, bạn hãy tiến hành in thử, kiểm tra chất lượng bản in và hoạt động của máy. Nếu không có vấn đề gì xảy ra có nghĩa là quá trình thực hiện đã thành công.

4. Giá các loại mực dùng cho máy in Canon 2900

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mực dùng cho máy in Canon 2900 với nhiều mức giá khác nhau. Sau đây, ATALINK xin gợi ý cho bạn các mức giá của mực in dành cho máy in Canon 2900:

4.1 Dưới 500k

Canon là một thương hiệu máy in không còn quá xa lạ và được nhiều người tin dùng. Chính vì thế mà cũng có không ít các công ty sản xuất và cung cấp các linh kiện thay thế trong máy. Đối với máy in Canon 2900 khi bị hư hỏng phần hộp mực thì chỉ với 500k bạn vẫn có thể mua được một loại mực mới để thay thế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của bản in.

4.2 Trên 500k

Thông thường, những loại mực in có mức giá trên 500k sẽ hạn chế làm nhòe bản in của tài liệu, văn bản hơn. Chất lượng mực in cũng được xem là khá cao, 70 – 80% so với loại mực chính hãng của nhà Canon.

4.3 Trên 1000k

Với mức giá trên 1000k, bạn có thể chọn mua loại mực chính hãng của Canon để thay thế khi máy bị hư hộp mực. Dĩ nhiên là chất lượng của mực chính hãng sẽ không còn phải bàn cãi và đắn đo quá nhiều. Chất lượng mực in tốt sẽ đảm bảo được các bản in rõ ràng hơn, sắc nét và đều màu hơn so với những loại mực khác trên thị trường.

5. Các lỗi thường gặp và cách sửa máy in Canon 2900

5.1. Sửa máy in Canon 2900 gặp lỗi kẹt giấy

5.1.1. Nguyên nhân

Tình trạng kẹt giấy máy in Canon 2900 xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ATALINK liệt kê một số nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Giấy in quá dày, quá mỏng hoặc không đồng đều: có nhiều loại giấy in khác nhau có độ dày mỏng không giống nhau. Sử dụng không đúng loại giấy, giấy kém chất lượng nên độ dày và mỏng không đồng đều. Vì vậy khi dùng loại giấy này máy in rất dễ bị kẹt giấy.
  • Giấy bị ẩm: có thể do thời thời tiết hoặc do quá trình sử dụng và bảo quản không tốt giấy bị ẩm nên nhiều tờ giấy bị dính với nhau. Dẫn đến tình trạng giấy không thể tách và kéo từng tờ một khi in. Vì vậy giấy bị kẹt lại trong máy và không thể in tiếp được.
  • Rách bao lụa: trong quá trình sử dụng có thể do vô tình có ghim bấm rơi vào máy hoặc dùng giấy có kẹp ghim bấm khi in, làm rách bao lụa. Bao lụa giúp di chuyển mượt mà và chính xác. Nên khi bao lụa bị rách, giấy rất dễ bị kẹt. 
  • Trục kéo giấy bị hao mòn sau một thời gian sử dụng: bộ phận tiếp xúc nhiều với giấy in nhất là trục kéo giấy. Khi trục kéo giấy bị hao mòn trong thời gian dài sử dụng, trục sẽ gây ra hiện tượng kẹt giấy thường xuyên. Thay vì nhận lệnh in từng tờ một, trục sẽ kéo 2 – 3 tờ cùng một lúc. 
  • Đặt giấy bị lệch không chuẩn với khay giấy: bề mặt tiếp xúc với trang in không đều nên khi in trang in sẽ bị lệch sang một bên. Đây cũng là một trong số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kẹt giấy máy in.
  • Sensor tách giấy bị hỏng: máy in sử dụng lâu năm sẽ gây hỏng sensor tách giấy. Máy in không nhận lệnh chuẩn, sẽ lấy nhiều giấy một lúc gây ra kẹt giấy.
  • Máy in khi in số lượng bản in quá lớn cùng một lúc, khiến máy in bị quá tải và dễ bị kẹt giấy
  • Nhiều cặn mực đọng bên trong máy: máy in lâu ngày không vệ sinh và bảo dưỡng nên cặn mực đọng lại bên trong làm máy bị bẩn. Máy sẽ không thể hoạt động trơn tru và tình trạng kẹt giấy thường xuyên xảy ra.

5.1.2. Cách sửa máy in Canon 2900 khi bị kẹt giấy

Khi gặp tình trạng kẹt giấy khi, người dùng cần phải sửa máy in Canon 2900 theo các bước như sau:

Bước 1: Rút nguồn điện máy in để đảm bảo máy ở trạng thái bình thường, không hoạt động.

Bước 2: Mở nắp máy in và rút nắp ngăn bảo vệ hộp mực, kéo từ từ hộp mực ra khỏi phần giấy bị bám vào thanh cuộn ra ngoài.

Bước 3: Kéo giấy in bị kẹt ra khỏi vị trí bị kẹt. Tùy vào vị trí bị kẹt giấy, thao tác lấy giấy sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Nếu giấy bị kẹt khi vừa mới chạy vào máy, bạn cần phải mở phần nắp đậy ở phía trên. Sau đó đợi giấy bên trong máy nguội hẳn, tiếp theo nắm chặt phần gờ và kéo giấy ra ngoài.
  • Nếu giấy bị kẹt ở trục lăn, bạn cần dùng hai tay giữ hai mép giấy. Sau đó kéo giấy từ từ ra cùng một lúc.
  • Nếu giấy bị kẹt ở gần bộ phận trả giấy sau khi in, bạn nên dùng hai tay luồn vào mặt sau của giấy rồi kéo ra nhẹ nhàng, từ từ để rách không bị rách.
  • Tùy vào trường hợp, bạn có thể kéo giấy theo chiều ra của giấy. Nhưng đôi khi bạn có thể kéo theo chiều ngược lại nếu thấy dễ hơn.

Bước 4: Kiểm tra lại xem những mẩu giấy nhỏ có bị rách hay nằm đâu đó trong máy in hay không.

Bước 5: Lau các vết mực bị dây ra -> lắp lại hộp mực -> khởi động và in lại bình thường.

Trong trường hợp bạn không thể kéo giấy bị kẹt ra khỏi máy in dễ dàng thì không nên cố gắng kéo. Điều này có thể làm hỏng các bộ phận khác bên trong máy in (lô ép, bao lụa).

5.1.3. Những lưu ý tránh để máy in bị kẹt giấy 

Việc khắc phục và sửa máy in Canon 2900 khi bị kẹt giấy rất mất thời gian. Vì vậy trong quá trình sử dụng máy, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng mực in chính hãng. Trong quá trình sử dụng máy in tránh làm rơi mực làm ảnh hưởng đến bộ sấy máy in.
  • Dùng giấy in chất lượng đảm bảo. Giấy in quá mỏng có thể gây nhàu nát, giấy in quá trơn và dày dẫn đến thiếu ma sát và máy không kéo được giấy.
  • Chỉ nên dùng một loại giấy in trong một khay nạp giấy. Nếu cần dùng nhiều loại giấy khác nhau, bạn chỉ nên nạp đủ lượng giấy cho một lần in rồi thay giấy in khác.
  • Khi nạp giấy vào khay, cần phải xếp giấy ngay ngắn vào vị trí đã đánh dấu sẵn. Bạn cần phải điều chỉnh lại chiều dài và chiều ngang giấy cho khớp với thanh chỉ dẫn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế việc phải sửa máy in khi bị kẹt giấy.
  • Nên kiểm tra kỹ chất lượng giấy trước khi in và không nên sử dụng giấy bị ẩm.

5.2. Sửa máy in Canon 2900 gặp lỗi không in được

Máy in Canon 2900 không in được là tình trạng thường xuyên gặp khi sử dụng máy. Sau đây ATALINK đưa ra một số nguyên nhân và cách sửa máy in Canon 2900 khi gặp tình trạng này. 

5.2.1. Dây kết nối máy in chưa tiếp xúc hoặc bị hỏng

Nếu dây cáp USB kết nối máy in với máy tính không ổn định, máy in không thể nhận lệnh in từ máy tính. Để sửa máy in Canon 2900 trong trường hợp này, người dùng nên sử dụng một dây cáp USB khác để kiểm tra. Nếu dây cáp mới hoạt động bình thường, điều này chứng tỏ dây cáp cũ bị hỏng. Còn nếu dây cáp mới cũng không kết nối được máy in với máy tính để hoạt động bình thường trở lại, bạn nên kiểm tra xem có cắm nhầm cổng kết nối hay không. 

5.2.2. Cắm nhầm cổng kết nối

Trong quá trình sử dụng, sẽ có lúc bạn di chuyển máy in đến vị trí khác. Khi đó, bạn sẽ vô tình quên cách kết nối thiết bị, dẫn đến sự thiếu chính xác khiến cổng kết nối bị thay đổi và máy in không in được. Sau đây, ATALINK chia sẻ cách sửa máy in Canon 2900 cắm nhầm cổng kết nối.

Bước 1:

  • Đối với hệ điều hành Windows XP: nhấn vào “Start” -> chọn “Setting” -> chọn “Print and fax”
  • Đối với hệ điều hành Windows 7: cũng nhấn vào “Start” -> chọn “Device and Print” 

Bước 2: Click chuột phải vào biểu tượng máy in bạn đang sử dụng -> chọn “Printer properties”. Cửa sổ “Printer properties” xuất hiện -> nhấn chọn “Tab Ports”. 

Bước 3: Thử thay đổi lại vị trí các cổng kết nối và kiểm tra hoạt động của máy in.

5.2.3. Sửa máy in Canon 2900 khi gặp lỗi driver 

Driver là phần mềm giúp máy in nhận và hiểu được yêu cầu từ máy tính. Nếu máy gặp lỗi driver bạn sẽ không thực hiện được lệnh in. Khắc phục và sửa máy in Canon 2900 bằng cách cài lại driver cho máy. Download driver cho máy in Canon 2900 tại đây (sử dụng cho Window 10, Window 8, Window 7, XP,…) và sau đó tiến hành cài đặt lại.

5.2.4. Máy tính thay đổi địa chỉ IP

Máy tính thường gặp tình trạng thay đổi địa chỉ IP khi gặp tình trạng mất điện, mất mạng hoặc cài lại Win. Lúc này máy in Canon 2900 không in được. 

Sau đây là cách sửa máy in Canon 2900 bằng cách thay đổi địa chỉ IP máy tính, bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1

  • Click chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn “Open Network and Sharing Center” -> Nhấn chọn “Change Adapter Settings” -> xuất hiện tab và truy cập vào “Local Area Connection”. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lệnh “ncpa.cpl” để truy cập nhanh vào “Local Area Connection” bằng cách nhấn tổ hợp phím “Windows + R” để mở hộp thoại “RUN” -> gõ lệnh “ncpa.cpl” vào hộp thoại -> nhấn “Enter” để thực hiện lệnh.

Bước 2: Khi hộp thoại “Locar Aprea Connection” xuất hiện bạn sẽ nhìn thấy các kết nối mạng. Click chuột phải và nhấn chọn “Local Area Connection” -> chọn “Properties”.

Bước 3: Click đúp chuột và chọn “Internet Protocol Version 4” (TCP/IPv4) để chỉnh sửa địa chỉ IP của máy tính. Cửa sổ mới hiện ra sau đó chọn “Obtain an IP address automatically” để đặt IP tự động.

Bước 4: Trong cửa sổ mới xuất hiện ba ô phía dưới để bạn nhập vào IP mà bạn muốn:

  • Mục “IP address”: 192.168.x.y
  • Mục “Subnet mark” thường là dải: 255.255.255.0
  • Mục “Default Gateway” sẽ là: 192.168.x.1

(Lưu ý: Tùy vào thiết bị mạng mà dải IP này sẽ khác nhau)

Để hạn chế tình trạng máy tính thay đổi địa chỉ IP, bạn có thể sửa máy in Canon 2900 bằng cách thiết lập địa chỉ IP tĩnh. Hệ thống máy tính thường được thiết lập IP động, dẫn đến tình trạng máy in không in được khi IP máy thay đổi. Sau đây là hướng dẫn sửa máy in Canon 2900 bằng cách thiết lập IP tĩnh:

Bước 1: Tìm địa chỉ IP và MAC hiện tại của máy in

  • Kiểm tra lại máy in để biết địa chỉ IP của máy 
  • Địa chỉ MAC sẽ hiển thị trong trang in test hoặc đi kèm theo thông số của máy in được đính trên máy, tài liệu đi kèm (có thể được hiển thị ở mục “Physical address” hoặc “Hardware address”).

Bước 2: Thiết lập địa chỉ IP tĩnh cho máy in trên router TPLink

Mở trình duyệt web, truy cập địa chỉ IP của router. Nhập “username” mặc định là “admin”, nhập “password” là “admin” hoặc bỏ trống -> đi đến phần cài đặt “Settings”. 

Nếu người dùng chưa từng thay đổi địa chỉ IP, tài khoản truy cập thì địa chỉ truy cập thường được mặc định như sau đây:

Bước 3: Thiết lập Router  

  • Tìm và chọn “DHCP” / “Address Reservation” để xem danh sách các thiết bị đang được thiết lập địa chỉ IP tĩnh
  • Nhấn chọn “Add New” để nhập các thông số thiết lập IP tĩnh cho máy in
  • Nhập địa chỉ MAC (đã tìm thấy ở bước 1) vào ô “MAC Address”
  • Nhập địa chỉ IP cố định để thiết lập cho máy in
  • Nhấn chọn “Status” là “Enabled”
  • Nhấn chọn “Save” để lưu sự thay đổi

5.2.5. Máy in bị tràn bộ đếm

Khi nhiều người dùng cùng thực hiện lệnh in, các file in nặng hay nhẹ khác nhau cũng khiến máy tính không thể thực hiện lệnh in. Lúc này, bạn có thể sửa máy in Canon 2900 theo các bước sau đây:

  • Tắt nguồn máy in -> nhấn chọn “Power” trên màn hình điều khiển để mở lại thiết bị
  • Nhấn chọn cùng lúc hai phím “Black” và “Color” trên máy in
  • Nhấn giữ tổ hợp ba phím “Black, Color và Stop / Reset” trên máy in (thực hiện lặp lại khoảng ba lần)
  • Máy in bắt đầu “Reset” và thả tay khỏi các nút đó
  • Đợi máy “Reset” xong là có thể khắc phục được lỗi máy in Canon 2900 không in được

5.2.6. Máy in ở chế độ Offline

Lỗi máy in ở chế độ Offline khó có thể được khắc phục triệt để như khi máy in bị lỗi kẹt giấy. Nhưng vẫn có cách khắc phục và sửa máy in Canon 2900 như sau:

Cách 1: Khôi phục lại trạng thái online cho máy tính

  • Mở mục “Start Menu” và gõ “Control Panel” -> chọn “Control Panel”
  • Chọn “View devices and printers” vào phần quản lý máy in
  • Click chuột phải chọn biểu tượng máy in -> chọn “See What’s printing”
  • Nhấn vào chọn “Printer” -> chọn “Use Printer Offline” để bỏ đánh dấu 

Cách 2: Thay đổi thuộc tính máy in

  • Truy cập và nhấn chọn “Control Panel” -> nhấn chọn “Devices and Printers”
  • Click chuột phải vào biểu tượng máy in -> nhấn chọn “Printer properties”
  • Xuất hiện cửa sổ “Properties” -> click chọn tab “Ports”
  • Chọn địa chỉ máy in trong danh sách -> click chọn “Configure Port”
  • Nhấn bỏ tích tùy chọn “SNMP Status Enabled” -> click chọn “OK” để lưu lại thay đổi

5.3. Sửa máy in Canon 2900 khi mắc lỗi “Ready to Print”

“Ready to Print” có nghĩa là máy đã sẵn sàng để thực hiện in ấn tài liệu. Theo quy trình hoạt động, sau khi nhận lệnh in, máy in sẽ tiến hành khởi động quét và bắt đầu in ấn. Thời gian thực hiện in có thể kéo dài trong một vài phút tùy thuộc số lượng tài liệu.

Sau đây là một số nguyên nhân và cách sửa máy in Canon 2900 khi bị lỗi “Ready to Print”.

5.3.1. Nhiều lệnh in trong máy

Vấn đề này thường xuyên xảy ra khi trong công ty mọi người cùng dùng chung một máy in. Điều này khiến cho nhiều lệnh in không thể load được và gây ra lỗi. Để khắc phục và sửa máy in Canon 2900 khi mắc lỗi này, tiến hành như sau:

  • Mở “Menu Start” -> gõ từ khóa “Control panel” -> nhấn chọn “Control panel”
  • Sau khi chọn “Control Panel” -> truy cập và chọn “View devices and printers”
  • Chọn máy in đang mắc lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in được, sau đó click chuột phải vào và chọn “See what’s printing”
  • Xuất hiện cửa sổ và click phải vào chọn “Cancel All Documents” để xóa toàn bộ lệnh in có trên máy in

5.3.2. Quá trình khởi động máy in gặp lỗi

Đối với trường hợp này, khắc phục và sửa máy in Canon 2900 bằng cách tiến hành khởi động lại tiến trình của máy in trên windows như sau:

  • Nhấn tổ hợp phím “Windows + R” -> nhập dòng chữ “services.msc” -> nhấn chọn “OK”
  • Xuất hiện cửa sổ mục “Services” -> tìm kiếm tiến trình và chọn “Print Spooler” -> nhấn chọn “Restart” để khởi động lại máy

5.4. Sửa máy in Canon 2900 khi bị lỗi “incorrect port” 

Khi máy in bị lỗi incorrect port đây là một lỗi phần mềm. ATALINK sẽ liệt kê một số nguyên nhân và cách khắc phục để sửa máy in Canon 2900 khi máy bị lỗi incorrect port.

5.4.1. Máy in bị lỗi driver

Máy in bị lỗi driver có thể là do bạn cài driver không chính xác. Để sửa máy in Canon 2900 người dùng nên kiểm tra và đảm bảo máy in đã cài đặt phiên bản driver được cập nhật gần đây nhất. Bạn có thể truy cập vào trang web chính hãng của thương hiệu Canon để tìm và tải về bản driver phù hợp với hệ điều hành của máy tính.

5.4.2. Dây cáp máy in bị lỗi

Nếu bạn xác nhận đã cài đặt đúng driver rồi mà vẫn bị lỗi, bạn hãy kiểm tra cáp in xem có bị lỏng hay không. Nếu lỏng hãy rút ra và cắm lại. Trong trường hợp cáp bị đứt thì cần phải thay dây cáp mới để tiếp tục sử dụng.

5.4.3. Máy tính cài sai cổng in 

Khi chọn sai cổng in (còn gọi là port), bạn cần chuyển port trên máy tính sao cho chính xác với cổng in của máy in đang dùng. 

ATALINK sẽ hướng dẫn bạn sửa máy in Canon 2900 theo hai cách dưới đây. 

Cách 1: Cài đặt lại cổng in

  • Mở “Menu Start” -> gõ từ khóa “Control panel” -> nhấn chọn ““Control panel” -> tùy chỉnh “view by” ở dạng “Category”.
  • Sau đó, click chuột vào “View devices and printers”. Trong bảng này sẽ hiện máy in Canon 2900, nếu biểu tượng máy in bị mờ đi tức là cổng in đang bị chọn sai.
  • Để chọn lại cổng in, click vào chuột phải vào biểu tượng máy in Canon 2900 -> nhấn chọn “Printer Properties”
  • Tiếp theo, chuyển sang “Tab Port” và click vào đúng cổng in (cổng in USB1, USB2, USB3, COM1, COM2, COM3,…) thông thường ô bạn chọn sẽ có dòng chữ “USB001 Virtual printer port for… Canon LBP 2900). 
  • Cuối cùng lưu lại, chọn “Apply” và nhấn “OK”. Lúc này bạn đã hoàn thành bước cài đặt cổng in 

Cách 2: Gỡ toàn bộ driver của máy in Canon 2900 ra khỏi máy tính

  • Mở “Control Panel” -> nhấn chọn “Devices and printer” -> trong bảng tab xuất hiện biểu tượng máy in Canon 2900, click chuột phải vào biểu tượng máy in -> nhấn chọn mục “Remove devices” -> nhấn chọn “OK” để hoàn tất việc gỡ bỏ. 
  • Sau khi gỡ bỏ thành công, bạn hãy tắt máy in và máy tính, sau đó khởi động lại cả hai thiết bị này. Lúc này, bạn cần lưu ý giữ kết nối máy in với máy tính. Khi máy khởi động lại máy tính sẽ tự động thiết lập lại driver máy in và tự chuyển sang cổng in thích hợp.

5.4.4. Hệ điều hành máy tính bị lỗi

Khi máy in gặp lỗi incorrect port do hệ điều hành máy tính, bạn cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành windows mới. Sau đó tải và cài lại driver cho máy in. Lúc này bạn đã khắc phục và sửa máy in Canon 2900 khi gặp hệ điều hành máy tính bị lỗi.

5.4.5. Main điều khiển gặp vấn đề

Nếu bạn đã thực hiện các hướng dẫn trên khi máy gặp lỗi incorrect port mà vẫn không khắc phục và sửa máy in Canon 2900 thành công. Điều này có thể kết luận nguyên nhân là do main điều khiển gặp vấn đề. Cách tốt nhất lúc này, bạn cần phải thay một main điều khiển mới cho máy in.

5.5. Sửa máy in Canon 2900 bị lỗi in ra giấy trắng

Để khắc phục và sửa máy in Canon 2900 khi bị lỗi in ra giấy trắng, bạn cần lưu ý một số nguyên nhân sau:

5.5.1. Hộp mực bị hư hỏng (toner cartridge)

Hộp mực là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng bản in. Vì vậy, khi gặp tình trạng lỗi máy in Canon 2900 in ra giấy trắng, vấn đề có lẽ là do hộp mực. Nếu bạn gặp tình huống này cần sửa máy in Canon 2900 bằng cách thay thế hộp mực mới. Nếu sau khi thay hộp mực mới vào, máy in hoạt động bình thường thì nguyên nhân 100% là do hộp mực in bị hư.

5.5.2. Trục từ bị hỏng

Trục từ giữ vai trò hút và cán mực lên drum giúp cho quy trình in ấn diễn ra thuận lợi. Vì vậy khi gặp lỗi in ra giấy trắng bạn cần xem xét và sửa máy in Canon 2900 khi gặp lỗi này. Bạn cần tiến hành kiểm tra xem trục từ đang bị mòn hay bị hỏng (gãy lò xo từ đầu trục) để đưa ra hướng giải quyết hợp lý bằng cách thay mới trục từ.

5.5.3. Driver cài đặt chưa cài đúng

Máy in mới mua hay bạn thường di chuyển máy đến nhiều vị trí, điều này sẽ làm cho máy in của bạn gặp lỗi in ra giấy trắng. Để sửa máy in Canon 2900 người dùng nên kiểm tra lại cách lắp đặt đã đúng hay chưa (dây cáp kết nối máy in với máy tính). Nếu mọi thứ đều đúng vị trí, thì có thể máy in bị lỗi driver. Máy in bị lỗi driver là do bạn chưa cài đúng phiên bản driver cho máy tính, nên máy in sẽ không thể nhận và in đúng lệnh. 

Bạn nên download và cài đặt lại phiên bản driver cho máy in Canon 2900 tại đây (sử dụng cho Window 10, Window 8, Window 7, XP,…).

5.5.4. Hộp quang hoặc mainboard bị lỗi

Nếu bạn đã kiểm tra hết các lỗi trên mà máy in vẫn in ra giấy trắng tinh, máy in có thể đã bị hư phần cứng bên trong (mainboard). Thông thường bộ phận này rất ít khi bị hỏng, nhưng nếu bị hỏng thì cách khắc phục rất khó và phải nhờ đến kỹ thuật viên có chuyên môn sửa chữa để tránh tình trạng hư hỏng nặng.

6.Lưu ý về bảo dưỡng, bảo trì, vệ sinh

6.1. Kết thúc một ngày sử dụng

Khi kết thúc một ngày sử dụng bạn cần ngắt nguồn điện máy in. Sau đó thấm một miếng gạt ướt. Tiếp theo dịch chuyển phun về phía xả mực và dán miếng gạt khít vào vị trí đầu phun. Và giữ nguyên như vậy đến sáng hôm sau.

 

máy in Canon
Máy in Canon 2900

(Nguồn: https://vn.canon/

6.2. Xử lý đầu phun bị nghẹt nhẹ

Trong quá trình sử dụng nếu thấy đầu phun bị nghẹt nhẹ, bạn nên dừng lại quá trình in ấn, và nhấn nút “Pause”. Sau đó hãy sử dụng dụng cụ hút và vệ sinh đầu phun để hút cặn mực ra khỏi đầu phun. Cuối cùng, bạn hãy dùng ống xi-lanh xịt nước để làm sạch cặn mực ở đầu phun.

Trước khi xử lý hiện tượng bị nghẹt, bạn nên tìm ra nguyên nhân máy in bị nghẹt. Có thể đầu phun máy in bị bẩn hoặc bị nghẹt do một vật lạ gì đó. Hiện tượng này thường xảy ra đối với máy in Canon 2900 sử dụng thời gian dài và máy in đã quá cũ. 

6.3. Xử lý máy in cũ thường xuyên nghẹt đầu phun

Bước 1: Nhấn nút “Pause” để tạm dừng lệnh in. Sau đó nhấn nút “Purge” để di chuyển đầu phun máy in về vị trí để dễ vệ sinh.

Bước 2: Để máy ở trạng thái mở. Trên đầu máy, bạn tháo dây cáp của phao cảm ứng của hệ thống cấp mực. 

Bước 3: Vệ sinh đầu phun bằng nước để rửa sạch mực ở đầu phun. Lưu ý cần xịt nước 3 – 4 lần cách nhau 10 phút với lượng nước khoảng 40ml mỗi lần xịt.

Bước 4: Lắp ráp các bộ phận máy in vào vị trí cũ và máy có thể hoạt động bình thường.

6.4. Máy in không sử dụng in trên 48 tiếng

Rửa sạch đầu phun máy in (nếu không rửa sạch sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ máy in). Lưu ý, không nên hút sạch nước trong đầu phun mà cần phải giữ lại một chút để đầu phun máy in luôn ẩm. Bảo quản đầu phun máy in trong thời gian dài không sử dụng, bạn nên cho đầu phun vào dụng cụ đựng sạch và sau đó cho vào túi ni lông, bọc kín lại.

7. Tổng kết

Như vậy, qua bài chia sẻ trên của ATALINK, chắc hẳn Quý khách hàng đã có thêm nhiều kinh nghiệm khi chọn mua máy in Canon 2900 một cách đầy đủ và chi tiết nhất. ATALINK hi vọng bạn sẽ lựa chọn được loại máy in phù hợp với kinh phí và mục đích sử dụng của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp nào đang tìm mua máy in đa năng chính hãng với giá thành hợp lý thì ATALINK sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ATALINK là đơn vị kết nối doanh nghiệp với hàng nghìn Nhà cung cấp uy tín, giúp doanh nghiệp bạn dễ dàng lựa chọn các sản phẩm tốt nhất. Hãy đến với ATALINK nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm các thiết bị văn phòng chất lượng cao với giá thành hợp lý. ATALINK không những giúp khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tiện lợi mà chúng tôi còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí để quảng bá thương hiệu.

Các bài viết gợi ý: